Category: Bài Quan Trọng


 

Danh sách diễn giả: David Icke, Bill Hicks, Terence Mckenna, David Lynch, John Hagelin

“Chúng ta phải thấy được cuộc sống là một cơ hội. Bạn đang làm gì với nó? Bạn có sợ nó không? Một số người sống cuộc đời họ như thể tất cả những gì họ đang làm là dàn cảnh cho cái chết của mình. Họ muốn nó phải xảy ra trong một ngôi biệt thự lớn, với một bãi cỏ xanh được cắt tỉa cẩn thận, một khu vườn rộng nhiều héc ta bao quanh. Họ muốn chết trong một căn phòng chứa đầy những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Họ muốn những đứa con nối dõi đáng yêu có bổn phận phải có mặt đầy đủ khi họ phán truyền những trí tuệ cuối cùng. Và họ đã bỏ ra suốt cuộc đời để dựng một màn kịch về sự qua đi của họ. Và tất nhiên bạn phải làm việc rất vất vả, vì bạn cần phải làm ra tiền để mua căn nhà đó. Bạn phải đẻ ra những đứa con này, giáo dục chúng những giá trị của bạn để sau này chúng không đâm sau lưng bạn, không hư đốn… Bạn phải tạo ra được sự trung thành, những sở hữu, quyền lực, tất cả những thứ này và sau đó, bạn sẽ không chết trong một cái mương, vô danh, bị bỏ rơi, bạn biết đó… Nhưng theo khía cạnh khác, cuộc sống đó có chất lượng như thế nào?”

– Terence McKenna (triết gia, học giả, nhà nghiên cứu, giáo sư, tác giả, du thần gia danh tiếng người Mỹ, có thể nói tóm lại là một thiên tài có quá ít người Việt biết.)

Thuật ngữ trong video: Ragnarok, http://vi.wikipedia.org/wiki/Ragnarok

[LX chuyển dịch]

Hãy chia sẻ video này đến với bạn bè, người thân vì một thế giới tốt đẹp hơn!

 

Cuộc trò truyện giữa Lilou Mace và Tiến Sĩ Bruce Lipton.

Tham khảo thêm những bài viết về Bruce Lipton

Bản Chất Của Bệnh Tật: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-98_4-16984_5-50_6-1_17-138_14-1_15-1/

Trí Tuệ Của Tế Bào: http://phattriencanhan.org/tag/bruce-lipton/

Di Truyền, Ảnh Hưởng Xã Hội, Và Sức Mạnh Của Ttình Yêu:http://suprememastertv.com/au/ss/?wr_id=81&page=4

Những điều có thể bạn chưa biết về nước. Một yếu tố quan trọng nhất, thông thường nhất trên trái đất. Vậy mà lại bị chúng ta xem thường nhất. Video nói về những thí nghiệm về nước và tinh thể nước của tiến sĩ người Nhật Emoto, và các nhà khoa học Nga, những tính chất của nước, thạch anh, Thoth, The Emeral Tablet, về sự ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng đến nước như thế nào, trái đất, mặt trời, về tâm thức có ảnh hưởng thế nào đến nước….

Clip phiên bản tiếng Anh đã có hơn 600k lượt xem tại thời điểm hiện tại.

“Bạn không trần truồng khi bạn cởi quần áo ra. Bạn vẫn còn mặc trên người những giả định tôn giáo, những thành kiến, những sợ hãi, những ảo tưởng, hoang tưởng. Khi bạn rũ bỏ cái hệ điều hành này, căn bản thì khi đó bạn mới thật sự trần trụi trước sự suy xét của tâm trí.” – Terence McKenna

Video nói về xã hội, văn hóa, triết lý, dmt, psilocybin, shaman, chủ nghĩa tư bản tiêu thụ….

Terence McKenna là một triết gia, học giả, nhà nghiên cứu, giáo sư, tác giả, du thần gia danh tiếng người Mỹ.

 

Trong Phật Giáo thì cái gì đi đầu thai? Đó chính là dòng tâm thức (tinh thức) luôn biến đổi (Tiếng Pali: samvattanika viññana, viññana sotam; Tiếng Phạn: vijñana srotām, citta-saṃtāna. Tiếng Anh: ever-evolving consciousness, stream of consciousness, mind-continuity)[1][2][3]. Khi một người qua đời thì ngũ uẩn (5 thành phần kết hợp nên một người) tan rã, dòng tinh thức này trở nên một nhân tố để một nhóm ngũ uẩn khác bắt đầu. Khi một người chết đi, dòng tinh thức này vẫn tiếp tục và được sinh ra trong một cơ thể mới [4]. Vì dòng tinh thức này luôn luôn thay đổi, con người mới sẽ không hoàn toàn giống, hay hoàn toàn khác con người cũ [5].

Nếu danh từ “linh hồn” có ý nói về một thành phần phi vật chất trong mỗi con người và nó sẽ tiếp tục bằng cách nào đó sau cái chết, thì Phật giáo không từ chối sự tồn tại của linh hồn.[6]




______

Nguồn:

[1] “Post-Classical Developments in the Concepts of Karma and Rebirth in Theravada Buddhism.” by Bruce Matthews. in Karma and Rebirth: Post-Classical Developments State Univ of New York Press: 1986 ISBN 0-87395-990-6 pg 125

[2] Collins, Steven. Selfless persons: imagery and thought in Theravāda Buddhism Cambridge University Press, 1990. ISBN 0-521-39726-X pg 215

[3] “Post-Classical Developments in the Concepts of Karma and Rebirth in Theravada Buddhism.” by Bruce Matthews. in Karma and Rebirth: Post-Classical Developments State Univ of New York Press: 1986 ISBN 0-87395-990-6 pg 125

[4] Sources of Indian Tradition, vol. 1, ed. Theodore de Bary (NY: Columbia UP, 1958), p. 94

[5] Walpola Rahula, What the Buddha Taught (NY: Grove, 1962), p. 33

[6] [ Sources of Indian Tradition, vol. 1, ed. Theodore de Bary, p. 94]


__________

Bruce Matthews: Trưởng khoa nghệ thuật, giáo sư chuyên ngành đối chiếu tôn giáo tại đại học Arcadia University, Canada. Cựu học giả commonwealth trong cộng đồng Văn Minh Phật Tử tại đại học University of Ceylon, Peradeniya.

Steven Collins: Học vị tiến sĩ từ đại học Oxford University. Từng là giáo sư dạy ở các trường đại học Bristol University, Indiana University, Concordia University, và University of Chicago. Là một thành viên trong hội đồng quản trị của cộng đồng Pali Text Society (London).

Theodore de Bary: Tiến sĩ, giáo sư khoa nhân văn tại Đại học Columbia, chuyên ngành văn hóa Đông Á.

Walpola Rahula: Tăng sư, học giả, soạn giả. Giáo sư chuyên ngành Lịch sử và Tôn Giáo tại Đại học Northwestern, vị Tì Khưu đầu tiên trên thế giới có được một vị trí trong ngành giáo dục tại Tây phương. Từng giữ vị trí Phó hiệu trưởng tại đại học Vidyodaya, ngày nay được biết đến dưới cái tên đại học Sri Jayewardenerupa. Library Journal, một tiếng nói lớn trong cộng đồng xuất bản, nhận xét “Rahula là một tu sĩ học giả đã được giáo dục theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy tại Ceylon. Tầm nhìn rõ ràng và xúc tích về những khái niệm Phật giáo của ông chưa bao giờ có ai vượt qua được. Nó là một tiêu chuẩn.”

 

(Theodore de Bary, Tiến sĩ, giáo sư khoa nhân văn tại Đại học Columbia, chuyên ngành văn hóa Đông Á.)

Một giáo sư vật lý tại Đại học Oregon[1] và là thành viên của Viện Khoa Học Lý Thuyết, Tiến sĩ Amit Goswami là thành phần quan trọng trong một nhóm các nhà khoa học táo bạo, những năm gần đây đã mạo hiểm tiến vào lĩnh vực tâm linh với nỗ lực vừa để giải thích những phát hiện dường như không thể giải thích những kết quả thí nghiệm của họ và để chứng minh trực giác của họ về sự tồn tại của một chiều tâm linh của sự sống. Đỉnh cao trong những công trình riêng của Goswami là cuốn sách của ông, The Self-Aware Universe: How Consciousness Creates the Material World (tạm dịch: Vũ Trụ Tự Thức: Làm Thế Nào Ý Thức Tạo Ra Thế Giới Vật Chất). Bắt nguồn từ những diễn giải về các dữ liệu thực nghiệm trong vật lý lượng tử (vật lý của các hạt cơ bản), cuốn sách thêu dệt lại với nhau vô số các phát hiện và giả thuyết trong các lĩnh vực từ trí tuệ nhân tạo đến thiên văn học đến truyền thống đạo Hindu huyền bí, trong một nỗ lực để chứng minh rằng những khám phá của khoa học hiện đại phù hợp hoàn hảo với các chân lý huyền nhiệm sâu xa nhất.

[1 ]Là một trong 60 thành viên của Hiệp hội các Viện Đại học Mỹ. Quỹ Carnegie Vì Sự Phát Triển Giảng Dạy đánh giá đại học này là một viện đại học “phát triển cao về nghiên cứu”. Trong năm 2008, Viện Đại học Oregon được lên danh sách là một viện đại học bậc nhất bởi đánh giá hằng năm về các trường và viện đại học của chương trình Tin tức mới của Hoa Kỳ và Thế giới) [Bách khoa toàn thư mở]

Goswami cùng với một số người khác có cùng quan điểm tương tự chắn chắn rằng vũ trụ, để có thể tồn tại, đòi hỏi phải có một sinh linh có ý thức để nhận thức được nó. Nếu không có người quan sát, ông tuyên bố, nó chỉ tồn tại như một khả năng. Và theo cách nói trong cộng đồng khoa học, Goswami đã giải được bài toán của ông. Sắp xếp các chứng cứ từ những nghiên cứu gần đây trong tâm lý học nhận thức, sinh học, tâm lý học siêu hình,  và vật lý lượng tử, và nương tựa nhiều vào các truyền thống huyền học của thế giới cổ đại, Goswami đang xây dựng một mô hình mới mà ông gọi là “chủ nghĩa duy ý nhất nguyên” (monistic idealism) với quan niệm rằng ý thức, không phải vật chất, là nền tảng của mọi sự.

Vật lý lượng tử, cũng như một số ngành khoa học học hiện đại khác, ông cảm thấy, đang tỏ bày rằng sự thống nhất cần thiết về một tổng thể thực tại là một sự kiện có thể được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Bởi vì những ngụ ý lớn lao ông nhìn thấy được trong các xác nhận khoa học về tâm linh, Goswami đã hăng hái tận tình giải thích lý thuyết của ông đến càng nhiều người càng tốt để giúp mang lại những gì ông cảm thấy như một sự thay đổi khuôn mẫu bức thiết. Ông cảm thấy rằng bởi vì khoa học đã có khả năng xác nhận những điều huyền bí và một bước nhảy đức tin đã có thể được chứng minh, và do đó, mô hình duy vật đã thống trị tư tưởng khoa học và triết học trong hơn 200 năm cuối cùng đã có thể được đưa ra để chất vấn.

Vào thời điểm khi mà sự tan rã của các giá trị con người và sự xói mòn của những ý nghĩa đạo đức luân lý đã lan truyền đến mức đại dịch, thật khó để hình dung điều gì có thể quan trọng hơn điều này.

WIE:  Trong cuốn sách Vũ Trụ Tự Thức, ông nói về sự khẩn thiết trong việc thay đổi mô hình nhận thức hiện tại. Ông có thể nói rõ hơn cách ông quan niệm về sự thay đổi đó? Từ những gì đến những gì?

Amit Goswami: Thế giới quan của khoa học ngày nay cho rằng tất cả mọi thứ được tạo ra từ vật chất, và tất cả mọi thứ có thể được tối giảm thành các hạt cơ bản của vật chất, thành phần cơ bản, khối tạo dựng, của vật chất. Và nguyên nhân phát sinh từ sự tương tác của các khối tạo dựng cơ bản đó, hạt cơ bản tạo ra nguyên tử, nguyên tử tạo ra phân tử, phân tử tạo ra tế bào, và tế bào tạo ra não bộ. Tuy nhiên, tận cùng thì nguyên nhân cơ bản luôn luôn là sự tương tác giữa các hạt cơ bản. Đây là niềm tin cho rằng tất cả các nguyên nhân bắt nguồn từ các hạt cơ bản. Đây là những gì chúng ta gọi là “nhân quả hướng lên”. Vì vậy, trong quan điểm này, những gì mà chúng ta nghĩ là ý chí tự do không thực sự tồn tại. Nó chỉ là một hiện tượng phụ, thứ cấp, đứng sau sức mạnh nhân quả vật chất. Và bất cứ ý định nào liên quan đến kiểm soát vật chất bằng ý thức chỉ là một ảo tưởng. Đây là mô hình nhận thức hiện tại.

Bây giờ, quan điểm ngược lại là tất cả mọi thứ bắt đầu bằng ý thức. Nó nói, ý thức là nền tảng của thực tại. Theo quan điểm này, ý thức đặt ra một loại “nhân quả hướng xuống.” Nói cách khác, ý chí tự do của chúng ta là có thật. Khi chúng ta tác động lên thế giới, chúng ta thực sự đang hành động với sức mạnh quan hệ nhân quả. Quan điểm này không phủ nhận rằng vật chất cũng có tiềm năng nhân quả của nó, không phủ nhận rằng có một chuỗi nhân quả từ các hạt cơ bản trở lên, là dạng “nhân quả hướng lên” như đã nói, nhưng ngoài ra nó khẳng định rằng còn có “nhân quả hướng xuống”. Nó biểu hiện trong sự sáng tạo của chúng ta và hành vi của ý chí tự do, hoặc khi chúng ta đưa ra các quyết định đạo đức. Trong những trường hợp đó chúng ta đang thực sự chứng kiến “nhân quả hướng xuống” bởi ý thức.

WIE:  Trong cuốn sách của ông, ông đề cập đến một mô hình mới gọi là “chủ nghĩa duy ý nhất nguyên.” Và ông cũng cho rằng khoa học ngày nay đã xác nhận được điều mà nhiều nhà huyền môn đã nói trong suốt lịch sử, rằng những phát hiện của khoa học hiện nay dường như là song song với bản chất của những giáo lý tâm linh bất diệt.

AG:  Nó “là” giáo lý tâm linh. Không phải chỉ song song. Quan điểm cho rằng ý thức là nền tảng của thực tại là cơ sở của tất cả các truyền thống tâm linh, cũng như triết lý của chủ nghĩa duy ý nhất nguyên. Ở phương Tây, có một triết lý được là là “chủ nghĩa duy tâm” trái ngược với triết lý của “chủ nghĩa thực dụng duy vật”, cho rằng chỉ có vật chất là có thật. Chủ nghĩa duy tâm nói không, ý thức mới là sự thật duy nhất. Nhưng ở phương Tây loại chủ nghĩa duy tâm thường có nghĩa là nó thuộc về nhị nguyên – có nghĩa là, ý thức và vật chất là tách biệt. Vì thế, khi nói “chủ nghĩa duy ý nhất nguyên”, tôi muốn nói rõ ràng rằng, không, tôi không có ý muốn nói đến loại nhị nguyên của chủ nghĩa duy tâm phương Tây, nhưng đúng hơn là một chủ nghĩa duy ý nhất nguyên, đã tồn tại ở phương Tây, nhưng chỉ trong các truyền thống tâm linh bí truyền. Trong khi đó, ở phía Đông, đây là triết lý chính quy đại trà. Trong Phật giáo, hoặc Hindu giáo, nơi nó được gọi là Vedanta (hay Upanishads – Áo Nghĩa Thư) hoặc trong Đạo giáo, đây là triết lý của tất cả mọi người. Nhưng ở phương Tây là một truyền thống bí truyền, chỉ được biết đến và tán đồng bởi các triết gia anh minh, những người đã thực sự đào  sâu vào bản chất của thực tại.

WIE:  Những gì ông đang nói có nghĩa là khoa học hiện đại, từ một góc nhìn hoàn toàn khác, không giả định bất kì điều gì về sự tồn tại của một chiều tâm linh sự sống, bằng cách nào đó đã quay trở lại, và tìm thấy chính nó đồng nhất với quan điểm đó từ kết quả của những khám phá trong khoa học.

AG: Đúng vậy. Và điều này không phải là hoàn toàn bất ngờ. Bắt đầu từ những ngày đầu của vật lý lượng tử, từ những năm 1900 và sau đó nó trở nên sung mãn vào năm 1925 khi các phương trình của cơ học lượng tử đã được khám phá, vật lý lượng tử đã cho chúng ta thấy những dấu hiệu rằng thế giới quan người ta đang giữ có bị thể thay đổi. Các nhà vật lý duy vật trung thành đã rất thích so sánh thế giới quan cổ điển và thế giới quan lượng tử. Tất nhiên, họ sẽ không đi quá xa để từ bỏ ý tưởng rằng chỉ có “nhân quả hướng lên” và rằng vật chất là tối thượng, nhưng sự thật vẫn là họ đã thấy trong vật lý lượng tử một số tiềm năng rất lớn để thay đổi cái khuôn mẫu hiện tại. Và sau đó những gì xảy ra là, bắt đầu từ năm 1982, những kết quả bắt đầu đến từ những phòng thí nghiệm vật lý. Đó là năm, ở Pháp, Alain Aspect và các cộng sự của ông thực hiện thành công một thí nghiệm tuyệt vời và từ đó những kết luận đã được thiết lập về tính xác thực của các khái niệm tâm linh và đặc biệt là khái niệm siêu việt. Tôi có nên đi vào một chút chi tiết về thí nghiệm của Aspect?

WIE: Vâng, xin tiếp tục.

AG:  Để nhắc lại một số điều căn bản, những gì đã xảy ra trong thế vật lý lượng tử trong nhiều năm trời là đã có những nhận định được đưa ra về những mật độ thực tại khác ngoài mật độ vật chất. Bắt đầu từ những vật thể lượng tử, được nhìn nhận như là những làn sóng khả năng. Mới đầu thì người ta nghĩ “Ồ, chúng chỉ giống như những làn sóng bình thường.” Nhưng sớm sau đó người ta đã phát hiện rằng, không, chúng không phải chỉ như những làn sóng trong không thời. Chúng tuyệt đối không thể được gọi là “sóng” trong không thời. Vì chúng có những đặc điểm không hề giống với những làn sóng bình thường. Thế nên sau đó chúng đã bắt đầu được nhìn nhận như là những làn sóng khả năng, và khả năng tiềm tàng được nhìn nhận như là một hiện tượng siêu việt, vượt ngoài vật chất bằng cách nào đó.

Nhưng dữ kiện rằng có một khả năng siêu việt lúc đó chưa được hiểu rõ ràng trong một thời gian dài. Sau đó thí nghiệm của Aspect đã xác minh được rằng đây không phải chỉ là một lý thuyết, khả năng siêu việt là một sự thật, vật thể thật sự có những mối liên kết nằm ngoài không gian và thời gian! Điều đã xảy ra trong thí nghiệm này là một nguyên tử phóng ra hai hạt ánh sáng, gọi là photon, ngược chiều nhau, và bằng cách nào đó những photon này ảnh hưởng đến hành vi của nhau từ một khoảng cách, mà không hề có tín hiệu nào được trao đổi qua lại. Chú ý rằng: không hề có tín hiệu nào được trao đổi qua lại, mà là một ảnh hưởng xảy ra tức khắc, đồng thời.

Einstein đã cho thấy rằng hai vật thể không bao giờ có thể ảnh hưởng lên nhau một cách tức khắc trong không thời bởi vì mọi thứ phải di duyển với vận tốc tối đa, và giới hạn đó chính là vận tốc ánh sáng. Thế nên mọi tương tác phải di chuyển, và nếu nó di chuyển trong không gian, nó tốn thời gian. Ý tưởng này được gọi là “địa tính” (“locality”) trong vật lý. Mọi tín hiệu đáng ra nên mang thuộc tính địa phương và nó phải mất một thời gian nhất định để tín hiệu này di chuyển trong không gian. Vậy mà, những hạt photon của Aspect, ảnh hưởng lẫn nhau, từ một khoảng cách, không trao đổi tín hiệu qua lại bởi vì nó xảy ra tức thì, hiện tượng này xảy ra nhanh hơn vận tốc ánh sáng. Và vì thế suy ra được rằng tương tác đã không thể nào di chuyển qua không gian. Thay vào đó tương tác phải thuộc về một miền thực tại mà chúng ta phải nhìn nhận rằng nó chính là miền thực tại siêu việt.

(Tham khảo thêm về khái niệm rối lượng tử, quantum entanglement [2])

[2] Rối lượng tử hay vướng víu lượng tử là một hiệu ứng trong cơ học lượng tử trong đó trạng thái lượng tử của hai hay nhiều vật thể có liên hệ với nhau, dù cho chúng có nằm cách xa nhau. Rối lượng tử là hiệu ứng được ứng dụng trong các công nghệ như tính toán lượng tử, mật mã lượng tử, viễn tải lượng tử. Hiệu ứng này, được khẳng định bởi quan sát thực nghiệm, cũng gây ra sự thay đổi nhận thức rằng thông tin về một vật thể chỉ có thể thay đổi bằng tương tác với các vật ngay gần nó.[Bách khoa toàn thư mở]

WIE:  Thật tuyệt vời. Liệu đa số các nhà vật lý sẽ đồng ý với kiến giải đó từ thí nghiệm này?

AG:  Vâng, các nhà vật lý phải đồng ý với kiến giải này. Nhưng tất nhiên là nhiều lần họ sẽ nói như thế này, “À, chắc chắn rồi, thí nghiệm mà. Nhưng mối quan hệ giữa các hạt cơ bản này thật sự không quan trọng. Chúng ta đừng nhìn vào những hệ quả của cái miền siêu việt này, nếu nó có thể được lý giải theo cách đó.” Nói cách khác, họ cố gắng giảm thiểu tối đa tầm quan trọng của sự kiện này và vẫn cố gắng níu bám vào cái ý tưởng rằng vật chất mới là tối thượng. Nhưng trong thâm tâm họ biết, vì bằng chứng quá rõ ràng. Vào năm 1984 hay 85, tại Hội Nghị Vật Lý Hoa Kỳ trong đó tôi có tham gia, có một nhà vật lý đã nói với một nhà vật lý khác rằng, sau thí nghiệm của Aspect, bất kì ai không tin rằng có điều gì đó thật kì lạ về thế giới quanh ta chắc chắn phải chứa đá trong đầu hắn.

WIE:  Vậy là ông đang nói rằng từ góc nhìn của ông, và của nhiều người khác, một cách nào đó hiển nhiên rằng một người phải đem vào cái ý tưởng về một chiều siêu việt để thật sự thấu hiểu chuyện này.

AG: Đúng thế. Henry Stapp, một nhà vật lý tại Đại Học Berkeley [3], California, có nói rõ ràng về vấn đề này trong một trong những bài viết của ông vào năm 1977,  rằng vật nằm ngoài không thời ảnh hưởng lên vật nằm trong không thời. Không có thắc mắc gì về những gì xảy ra trong thế giới vật lý lượng tử khi bạn đang làm việc với những vật thể lượng tử. Tất nhiên, điểm quan trọng nhất là, điểm ngạc nhiên nhất là, chúng ta luôn luôn làm việc với những vật thể lượng tử bởi vì vật lý lượng tử là vật lý (chính xác) duy nhất mà chúng ta có. Thế nên tuy rằng nó hiển nhiên hơn với photon, với electron, với các vật thể hạ vi tế, chúng tôi tin rằng mọi thực tại, mọi thực tại được thể hiện, mọi vật chất, đều được kiểm soát bởi những quy luật giống nhau. Và nếu nó đúng như vậy, thí nghiệm này đang nói với chúng ta rằng chúng ta nên thay đổi quan điểm của mình bởi vì chúng ta, không khác, cũng là những vật thể lượng tử.

[3] UC Berkeley đã có những đóng góp quan trọng về khoa học tự nhiên (với 66 giáo sư và cựu sinh viên đoạt các giải Nobel) và các hoạt động xã hội (phong trào chống Chiến tranh Việt Nam trong thập niên 1960).
Berkeley có hệ thống giáo dục bậc cử nhân rất đa dạng và được xem là trung tâm nghiên cứu của rất nhiều ngành học. Viện đại học đạt nhiều thành tích về vật lý, hóa học và các ngành sinh học trong thế kỷ 20, như sáng chế ra máy cyclotron, cách ly thành công vi khuẩn bại liệt ở người, phát triển khái niệm tia laser, giải thích nguyên lý của quang hợp, thiết kế thí nghiệm chứng minh định lý Bell, tạo ra hệ điều hành BSD Unix, và phát hiện ra 17 nguyên tố hóa học, trong đó có Plutonium, Berkelium và Californium. Viện đại học cũng đạt được nhiều giải thưởng về Toán, giải Nobel Kinh tế và giải Nobel Văn học. Các nhà vật lý của Berkeley nằm trong nhóm khoa học gia phát triển Dự án Manhatttan chế tạo bom nguyên tử trong Thế chiến thứ nhất và bom hiđrô không lâu sau đó.[Bách khoa toàn thư mở]

WIE:  Đây là những khám phá tuyệt vời đã gây cảm hứng đến nhiều người. Đã từng có một số đầu sách cũng cố gắng tạo ra một mối liên kết giữa vật lý và huyền học. Đương cử như cuốn Cái Đạo của Vật Lý (The Tao of Physics) của Fritjof Capra và The Zukav’s The Dancing Wu Li Masters của Gary Zukav, những cuốn sách này đã đến tay rất nhiều độc giả. Trong cuốn sách của ông, ông có nhắc đến rằng có vài điều vẫn chưa được nói đến mà ông cảm thấy rằng những đóng góp của ông là mới mẻ. Ông có thể cho biết thêm về những gì ông đã viết khác với những gì đã được viết trước đó?

AG:  Tôi mừng là anh đã hỏi câu này. Chuyện này nên được làm sáng tỏ và tôi sẽ cố gắng giải thích thật rõ ràng trong khả năng của tôi. Những công trình trước, như Cái Đạo của Vật Lý, đã từng là rất quan trọng trong lịch sử của khoa học. Tuy nhiên, những công trình trước đây, mặc dù là có hỗ trợ khía cạnh tâm linh của loài người, về mặt căn bản tất cả vẫn còn níu giữ những quan điểm vật chất về thế giới. Nói cách khác, họ không thật sự thử thách quan điểm của các nhà duy vật thực dụng rằng mọi thứ đều được tạo ra từ vật chất. Quan điểm đó chưa bao giờ được thử thách bởi bất kì những cuốn sách nào trước đây. Thật sự, cuốn sách của tôi là cuốn đầu tiên thẳng thừng thách thức điều đó và mọi bằng chứng đều được dựa trên những cuộc thí nghiệm khoa học gắt gao. Nói cách khác nữa, quan điểm cho rằng ý thức là nền tảng của thực tại, tất nhiên, đã từng tồn tại trong tâm lý học, chẳng hạn như  tâm lý học siêu thể (transpersonal psychology), nhưng ngoài tâm lý học siêu thể không có một truyền thống khoa học nào và không có một nhà khoa học nào đã thấy được nó rõ ràng.

Nó là một điều may mắn cho tôi khi nhận ra được điều này thông qua vật lý lượng tử, nhận ra rằng mọi nghịch lý trong vật lý lượng tử có thể được giải đáp nếu chúng ta chấp nhận rằng ý thức chính là nền tảng của thực tại. Nên đó chính là đóng góp riêng của tôi và, tất nhiên, điều này mang một tiềm năng biến đổi tầm nhìn, bởi vì bây giờ chúng ta đã có thể hợp nhất một trọn vẹn khoa học và tâm linh. Nói cách khác, với Capra và Zukav – mặc dù là sách của họ rất hay – nhưng họ vẫn bám víu vào cái khuôn khổ vật chất nền tảng, tầm nhìn vẫn không xê dịch, và cũng chẳng có một hòa giải đích thực nào giữa tâm linh và khoa học. Bởi vì nếu mọi thứ tối cùng vẫn là vật chất, mọi tương tác nhân quả phải đến từ vật chất. Và một ý thức thứ cấp cũng chẳng có gì đáng nói. Ý tôi là, nó không thể làm được gì hết. Nên, mặc dù những cuốn sách này công nhận tâm linh, nhưng thực chất tận cùng của nó vẫn đến từ những tương tác vật chất.

Nhưng đó không phải là thứ tâm linh mà Jesus đã nói về. Đó không phải là thứ tâm linh đem đến các nhà huyền môn phương Đông hỷ lạc. Đó không phải là thứ tâm linh một nhà huyền học nhận ra và nói, “Bây giờ tôi đã biết thực tại đích thực là gì, nó xua tan mọi bất hạnh một người đã từng có. Nó vô tận, nó là phúc lạc, nó là ý thức.” Những nhận xét hoa mỹ này không thể được đưa ra dựa trên một nền tảng ý thức thứ cấp. Nó chỉ có thể được đưa ra khi một người giác ngộ được bản chất đích thực về nền tảng của thực tại, khi một người chứng ngộ trực tiếp được rằng Một là Tất Cả.

Một con người thứ cấp sẽ không bao giờ có được những nhận thức như thế. Nó sẽ chẳng có nghĩa lý gì khi nói rằng bạn là Tất Cả. Đó là ý tôi muốn nói. Chừng nào mà khoa học còn giữ cái quan điểm về thế giới vật chất, dù cho bạn có cố gắng dàn xếp những trải nghiệm tâm linh theo lối song song hay theo lối những phản ứng hóa học trong não bộ hay gì đi nữa, bạn vẫn chưa buông bỏ cái khuôn mẫu cũ. Chỉ khi nào bạn thiết lập một nền khoa học dựa trên nền tảng và ý niệm rằng bản chất của thực tại là ý thức, khi đó bạn mới thật sự buông bỏ cái khuôn mẫu cũ và trọn vẹn hòa nhập được với tâm linh. Đó là những gì tôi đã làm trong cuốn sách, và đó là sự khởi đầu. Nhưng hiện nay cũng đã có những cuốn sách khác cũng nhận ra được điều này.

WIE:  Vậy là có những người khác đang chứng thực những ý tưởng của ông?

AG:  Có những người cũng đang bước ra khai sáng và nhìn nhận ý niệm này, rằng tư tưởng này là con đường đúng đắn để giải thích vật lý lượng tử và cũng để phát triển nền khoa học tương lai. Nói cách khác, khoa học hiện tại không những cho ta thấy những nghịch lý, mâu thuẫn, mà còn cho thấy sự thiếu sót của nó trong việc giải thích các hiện tượng nghịch lý và phi thường, ví dụ như tâm lý học siêu hình, siêu linh, ngay cả tính sáng tạo. Và ngay cả những đề tài truyền thống, như khả năng nhận thức hay tiến hóa sinh học, v.v… nó giải thích được những câu hỏi mà các giả thuyết duy vật không thể giải thích. Cho một ví dụ, trong sinh học có một cái gọi là giả thuyết về các điểm nhấn cân bằng (punctuated equilibrium). Giả thuyết này có nghĩa là tiến hóa không xảy ra một cách đều đặn, như Darwin nhìn nhận, mà  có những kỉ nguyên tiến hóa xảy ra đột ngột, chúng được gọi là những “điểm nhấn”. Nhưng sinh học truyền thống không có giải thích gì về điều này.

Tuy nhiên, nếu chúng ta làm khoa học dựa trên nền tảng của ý thức, chúng ta có thể thấy được trong hiện tượng về tính sáng tạo, tính sáng tạo đích thực của ý thức. Nói cách khác, chúng ta có thể thật sự thấy được rằng ý thức đang hoạt động một cách sáng tạo ngay cả trong sinh học, ngay cả trong sự tiến hóa của các loài. Và chúng ta có thể chám vào những chỗ trống nền sinh học chính quy không thể giải thích bằng những ý tưởng tâm linh, chẳng hạn như ý thức chính là cái tạo ra thế giới.

WIE:  Điều này nhắc cho tôi nhớ đến cái phụ đề của cuốn sách, “Làm Thế Nào Ý Thức Tạo Ra Thế Giới Vật Chất”. Đây hiển nhiên là một ý tưởng táo bạo. Ông có thể giải thích rõ hơn điều này thật sự xảy ra như thế nào theo ý kiến của ông không?

AG:  Thật ra, đây là điều dễ giải thích nhất, bởi vì trong vật lý lượng tử, như tôi đã nói khi nãy, vật thể không được xem như những sự kiện cố định, như chúng ta thường nghĩ vậy. Newton dạy chúng ta rằng vật chất là cố định, chúng có thể được nhìn thấy mọi lúc, di chuyển theo những chiều hướng cố định. Vật lý lượng tử hoàn toàn không hình dung vật thể là như vậy. Trong vật lý lượng tử, vật thể được xem như là những khả năng, những làn sóng khả năng. Đúng chứ? Nên khi câu hỏi được đặt ra, điều gì đã biến đổi khả năng thành hiện thực? Bởi vì, khi chúng ta nhìn thấy, chúng ta chỉ thấy những sự kiện thực tế. Khi bạn nhìn thấy một cái ghế, bạn  thấy một cái ghế thực sự, bạn không thấy khả năng của một cái ghế.

WIE:  Đúng. Tôi hy vọng thế.

AG: Tất cả chúng ta đều hy vọng thế. Cái này gọi là “nghịch lý đo đạc lượng tử” (quantum measurement paradox). Nó là một nghịch lý là vì chúng ta là ai mà thực hiện sự biến đổi này? Bởi vì sau cùng thì, trong khuôn mẫu vật chất chúng ta không hề có bất cứ quyền lực nhân quả nào. Chúng ta không là gì ngoài não bộ, cái được tạo ra từ các nguyên tử và các hạt cơ bản. Nên làm sao mà một bộ não được cấu tạo từ các nguyên tử và các hạt cơ bản có thể biến đổi những khả năng thành hiện thực được? Đây gọi là một nghịch lý. Nhưng với góc nhìn mới, ý thức là nền tảng của thực tại, cái gì biến đổi khả năng thành thực tại? Ý thức thực hiện chuyện đó, bởi vì ý thức không tuân theo vật lý lượng tử. Ý thức không phải là vật chất. Ý thức là siêu việt. Bạn có thấy được góc nhìn biến đổi khuôn khổ ngay đây không – làm sao mà ý thức có thể được cho là tạo ra thế giới vật chất được? Thế giới vật chất trong vật lý lượng tử chỉ là những khả năng. Chính nhờ có ý thức, thông qua sự chuyển đổi từ khả năng thành hiện thực, nó tạo ra những gì chúng ta thấy được biểu lộ. Nói cách khác, ý thức tạo ra thế giới được biểu lộ. 

WIE:  Thành thật mà nói, khi lần đầu tiên đọc được dòng phụ đề của cuốn sách của ông, tôi nghĩ là ông chỉ đang ám chỉ theo nghĩa bóng. Nhưng sau khi đọc cuốn sách, và thời gian ngồi nói chuyện với ông ở đây, tôi cảm thấy chắc chắn rằng ý của ông thiên về nghĩa đen nhiều hơn là tôi tưởng. Có một điểm trong cuốn sách thật sự đã làm tôi đứng sững lại về phát biểu theo lý giải của ông, tổng thể vũ trụ hữu hình chỉ tồn tại trong một miền khả năng tiến hóa vô tận cho tới một điểm, khả nằng về một ý thức, một thực thể có tri giác xuất hiện, và ngay lập tức tại thời điểm đó, toàn bọ vũ trụ trở thành hiện thực, bao gồm luôn cả 15 tỉ năm lịch sử dẫn tới cột mốc đó. Ông thật sự có ý như vậy hay sao?

AG:  Tôi có ý đó theo nghĩa đen. Đây là điều khoa học lượng tử đòi hỏi. Thật sự, trong vật lý lượng tử điều này được gọi là “chọn lựa trì hoãn” (delayed choice). Và tôi đã thêm vào một khái niệm mới, là khái niệm về sự “tự liên quan” (self-reference). Một câu hỏi luôn luôn phát sinh, “Vũ trụ nếu đã tồn tại được 15 tỉ năm, và nếu cần có một ý thức để biến chuyển khả năng thành hiện thực, vậy thì làm thế nào mà vũ trụ đã tồn tại lâu đến thế?” Bởi vì không có ý thức, không có thực thể hữu tri, thực thể sinh học, thực thể từ carbon, trong khối cầu lửa nguyên thủy, cái mà chúng ta cho rằng đã tạo ra vũ trụ, thuyết big bang. Nhưng nếu nhìn từ một góc độ khác thì cả vũ trụ vẫn tồn tại dưới dạng những khả năng cho tới khi có một có một sự đo đạc lượng tử có mối liên hệ với chính nó – đây là một khái niệm mới. Một người quan sát là cần thiết để biến khả năng thành hiện thực, và chỉ khi một người quan sát nhìn thấy, chỉ khi đó cái toàn thể mới biểu hiện – bao gồm luôn thời gian.

Hóa ra thì ý tưởng này, một cách rất tế nhị, tinh tế, thật ra đã được tìm thấy trong thiên văn học và chiêm tinh học dưới sự hướng dẫn của một nguyên tắc được gọi là “nguyên tắc nhân quan” (anthropic principle). Và ý tưởng này đã nảy nở trong giới chiêm tinh gia và thiên văn học – rằng vũ trụ có một mục đích. Nó được tinh chỉnh tỉ mỉ, có quá nhiều trùng hợp, dường như rất có thể rằng vũ trụ này đang thực hiện một mục đích gì đó, như thể vũ trụ đang phát triển theo một đường lối mà sẽ có một thực thể có tri giác sẽ xuất hiện tại một điểm.

WIE:  Vậy là ông cảm thấy rằng có một ý nghĩa, mục đích trong cách mà vũ trụ đang tiến hóa; rằng đại khái là nó đã sinh hoa kết trái qua chúng ta, qua loài người?

AG:  À, loài người có thể sẽ không phải là kết quả cuối cùng, nhưng chắc chắn chúng ta chính là những hoa quả đầu tiên, bởi vì từ đây mà khả năng về sự sáng tạo bắt đầu. Thú vật rõ ràng cũng có tri giác, nhưng chúng không sáng tạo như chúng ta. Loài người hiện nay dường như chính là một khuôn mẫu tất yếu, nhưng nó sẽ không là khuôn mẫu cuối cùng. Tôi nghĩ chúng ta có một chặng đường dài tiến hóa chưa xảy ra phía trước.

WIE:  Trong sách ông còn đưa ra một gợi ý xa hơn rằng vũ trụ này đã được tạo ra vì chúng ta.

AG:  Tuyệt nhiên là vậy. Nhưng nó có ý là những thực thể hữu tri, vì những thực thể hữu tri. Và vũ trụ này là chúng ta. Điều đó là rõ ràng. Vũ trụ có ý thức tự thân, nhưng ý thức tự thân thông qua chúng ta. Chúng ta là ý nghĩa của vũ trụ. Chúng ta không phải là trung tâm của vũ trụ một cách địa lý – Copernicus đã đúng về chuyện đó – nhưng chúng ta là trung tâm ý nghĩa của vũ trụ.

WIE:  Thông qua chúng ta vũ trụ tìm được ý nghĩa của nó?

AG:  Thông qua các cá thể hữu tri. Đó không có nghĩa chỉ là loài người trên trái đất. Mà còn có nghĩa là những cá thể hữu tri trên những hành tinh khác – về điều này tôi chắc chắn là có – và điều đó hoàn toàn tương thích với lý thuyết này.

WIE:  Ngoài là một khoa học gia, ông còn là một người tu hành tâm linh. Ông có thể cho biết điều gi đã mang ông đến với tâm linh?

AG:  Vâng, tôi nghĩ  là trường hợp của tôi cũng khá thông thường, hầu như là một trường hợp cổ điển. Là trường hợp của Phật, người đã nhận ra, ở độ tuổi 29, rằng mọi thú vui của một hoàng tử thật sự chỉ là phí phạm thời gian bởi vì vẫn còn đau khổ trên đời. Đối với tôi thì nó không đến mức như vậy, nhưng vào khoảng 37 tuổi thế giới của tôi bắt đầu rơi rớt thành từng mảnh. Tôi không còn được cung cấp chi phí nghiên cứu; tôi có một cuộc ly hôn và tôi rất cô đơn. Và niềm vui nghề nghiệp tôi thường có khi viết về những nghiên cứu vật lý không còn vui thích gì nữa.

Tôi nhớ có lần khi tham dự một cuộc hội thảo, suốt ngày hôm đó tôi đã loanh quanh tranh cãi với nhiều người. Và tối hôm đó khi tôi một mình, tôi cảm thấy thật cô đơn. Đột nhiên lúc đó tôi bị chứng ợ nóng hành hạ, tôi tọng vào cả một chai thuốc Tums (hiệu thuốc trị ợ nóng) nhưng nó vẫn không hết. Tôi đã nếm được mùi vị của đau khổ; tôi đã khám phá ra đau khổ, theo nghĩa đen. Và khám phá đó đã dẫn tôi đến với tâm linh, bởi vì tôi không còn có thể nghĩ được về điều gì khác nữa. Tôi không còn có thể nghĩ ra được cách nào nữa – mặc dù tôi đã hoàn toàn bác bỏ cái ý tưởng về God vì đã là một nhà vật lý duy vật khá lâu rồi. Nhiều khi những đứa con tôi hỏi, “Bố có phải là một người vô thần không?” Tôi trả lời đại khái rằng, “Phải.” Và, “God có thật không?” Và tôi nói, “Không, bố không tin vào God.” Những câu đó tôi hay nói thường xuyên. Nhưng vào khoảng thời gian sau này, khi tôi khoảng 37 tuổi, trong không gian đó, nơi God không tồn tại và ý nghĩa của cuộc đời đối với tôi chỉ là sự theo đuổi lý trí thành công trong nghề nghiệp, đã không còn có thể thỏa mãn tôi và mang lại được hạnh phúc. Thật sự thì lúc đó đời tôi chứa đầy khổ đau. Và tôi đã biết đến thiền. Tôi muốn biết xem có cách nào để ít nhất tìm được sự khuây khỏa không, chứ chưa nói đến hạnh phúc. Nhưng cuối cùng thì thiền định cũng mang lại được hỷ lạc, nhưng phải qua luyện tập. Thêm vào đó, tôi phải nhắc đến việc tôi tái hôn lần nữa, và thử thách của tình yêu cũng đã rất quan trọng. Nói cách khác, tôi sớm khám phá ra rằng sau khi tôi lập gia đình lần thứ hai thì tình yêu lúc đó rất khác biệt so với những gì tôi nghĩ. Tôi khám phá ra được rằng vợ tôi chính là ý nghĩa của tình yêu, và đó cũng là một đóng góp lớn lao cho cuộc sống tâm linh của tôi.

WIE:  Thật thú vị khi biết rằng khi ông hướng đến tâm linh bởi vì khoa học đã không thật sự thỏa mãn được khát khao tìm kiếm chân lý của ông, nhưng mặc dù vậy ông vẫn tiếp tục sự nghiệp khoa học của mình. 

AG: Đúng vậy. Chỉ là cách làm khoa học của tôi đã thay đổi. Lý do khiến tôi đánh mất sự hào hứng trong khoa học là vì tôi đã biến nó trở thành một cuộc chơi nghề nghiệp. Tôi đã đánh mất tinh thần về cách làm khoa học lý tưởng, là tinh thần khám phá, là óc tò mò, là tinh thần nhận biết sự thật. Nên tôi đã không còn tìm kiếm sự thật thông qua khoa học, và vì thế tôi đã phải tìm đến thiền, nơi tôi tìm được chân lý một lần nữa, chân lý về thực tại. Nhưng sau cùng bản chất của thực tại là gì? Bạn thấy xu hướng đầu tiên là chủ nghĩa hư vô, không gì tồn tại; Tôi đã hoàn toàn tuyệt vọng. Nhưng thiền định sớm bảo tôi rằng không, không tuyệt vọng như vậy đâu. Tôi đã có một trải nghiệm. Tôi đã hé nhìn được rằng thực tại thật sự tồn tại. Nó là gì thì tôi không biết, nhưng nó tồn tại. Điều đó đang mang lại động lực cho tôi để trở lại với khoa học để xem tôi có thể làm được gì với nguồn năng lượng mới và phương hướng mới này không, và thật sự tìm kiếm chân lý thay vì tìm kiếm chỉ vì những danh nghĩa nghề nghiệp.

WIE:  Niềm hứng thú mới mẻ về tâm linh này ảnh hưởng đến các hoạt động khoa học của ông như thế nào?

AG: Những gì đã xảy ra là tôi không còn làm khoa học chỉ vì mục đích công bố các bài viết và thực hiện các thí nghiệm cho phép bạn nhận được tài trợ. Thay vào đó, tôi bắt đầu giải quyết những vấn đề thật sự quan trọng. Những vấn đề này ngày nay rất nghịch lý và và rất bất thường. Vâng, tôi không nói rằng các nhà khoa học truyền thống không có một vài vấn đề quan trọng. Cũng có chứ không phải không. Anh thấy đó, khoa học lượng tử là một vấn đề luôn làm trật hướng người ta khỏi những thành tựu nghề nghiệp vì nó là một vấn đề rất khó. Người ta đã cố gắng nhiều thập kỉ nhưng vẫn chưa thể giải đáp được nó. Nhưng tôi nghĩ, “Mình không có gì để mất và mình chỉ đang điều tra về sự thật, tại sao lại không?” Vật lý lượng tử là chuyên ngành tôi biết rõ. Tôi đã nghiên cứu về vật lý lượng tử suốt đời tôi, vậy thì tại sao lại không làm? Đó là lý do dẫn đến câu hỏi, “Nhân tố nào chuyển đổi khả năng thành hiện thực?” và nó đã chiếm hết thời gian của tôi từ 1975 đến 1985, cho tới khi có một bức phá huyền bí xảy ra.

WIE:  Ông có thể mô tả sự bức phá này không?

AG: Vâng, tôi rất sẵn lòng. Nó đang hiển hiện rõ ràng trong đầu tôi. Có một lần – khi sực bức phá này xảy ra – vợ tôi và tôi đang ở Ventura, California và một người bạn tâm linh, Joel Morwood, xuống chơi từ Los Angeles, và tất cả chúng tôi đều đi tới nghe buổi thuyết giảng của Krishnamurti. Krishnamurti, tất nhiên rồi, là một nhà huyền môn vĩ đại và cực kì độc đáo. Sau buổi thuyết giảng chúng tôi về nhà và ngồi ăn tối với nhau. Tôi trao đổi với Joel về những ý tưởng mới nhất của tôi về vật lý lượng tử liên quan đến ý thức và Joel đã thách thức tôi rằng, “Ý thức có thể được giải thích chăng?” Tôi đã cố gắng luồn lách đưa ra câu trả lời nhưng Joel đã không nghe gì hết. Anh ta nói, “Anh đang tự bịt mắt mình bằng khoa học. Anh không nhận ra được rằng ý thức là nền tảng của vạn vật.” Anh ta nói một câu đại khái là, “Không có gì khác ngoài God.” Và đã có một cái gì đó lật úp lại trong đầu tôi mà tôi không thể giải thích được. Đây là một nhận thức tối hậu mà tôi có được ngay giây phút đó. Tôi nhớ rằng tôi đã thức suốt đêm đó, nhìn lên bầu trời và có được một cảm giác thiêng liêng lạ lùng về thế giới, và một sự quả quyết hoàn toàn rằng đây đúng là bản chất của thế giới, bản chất của thực tại, và một người có thể làm khoa học dựa trên nền tảng này. Anh thấy đó, cái ý niệm đang thịnh hành bay giờ – ngay cả với những người như David Bohm [4] – là “Làm sao bạn có thể làm khoa học mà không cho rằng có một thực tại vật chất? Làm sao bạn có thể làm khoa học nếu bạn để cho ý thức quyết định những điều tùy nghi?” Nhưng tôi đã hoàn toàn chắc chắn – không một mảy may nghi ngờ nào kể từ đó – rằng một người hoàn toàn có thể làm khoa học trên nền tảng này. Không những thế, họ còn có thể giải quyết những vấn đề của khoa học ngày nay. Và đó là những gì đang diễn ra. Trong vòng vài tháng mọi vấn đề về đo đạc lý thuyết, đo đạc nghịch lý đã tan biến mất. Kể từ khi đó ý tưởng tiếp nối ý tưởng cứ tuôn trào, và rất nhiều vấn đề đã được giải quyết – vấn đề về hiểu biết, nhận thức, tiến hóa sinh học, chữa bệnh bằng tâm linh. Cuốn sách mới nhất của tôi, “Vật Lý của Linh Hồn” (Physics of the Soul) là một học thuyết về luân hồi, tất cả đã được giải thích cặn kẽ. Thật là một cuộc hành trình sáng tạo tuyệt vời.

[4] David Bohm: Chuyên gia vật lý lượng tử người Hoa Kỳ. Được công nhận rộng rãi là một trong những nhà vật lý lượng tử quan trọng nhất trong thế kỷ 20.

WIE:  Nhìn từ góc độ ngược lại, ông nói như thế nào về việc bản thân là một nhà khoa học đã có ảnh hưởng thế nào đến sự tiến hóa tâm linh của ông?

AG: À, tôi đã không xem chúng là tách biệt. Sự bao trùm, thống nhất này rất quan trọng đối với tôi. Các giác giả thường  cảnh báo người ta rằng, “Đừng phân tách cuộc đời thành cái này hay cái kia.” Đối với tôi nó đến một cách tự nhiên vì tôi đã khám phá ra những cách thức mới mẻ để làm khoa học khi tôi khám phá ra tâm linh. Tâm linh là bản chất tự nhiên của tôi, kể từ đó bất cứ tôi làm gì, tôi không tách biệt chúng.  Trước khi có những công trình của tôi, tôi nghĩ rằng nó vẫn còn rất mơ hồ làm thế nào để kết hợp khoa học và tâm linh. Mặc dù là những người như Teilhard de Chardin (nhà triết học, thần học người Pháp), Aurobindo [5], hay Blavatsky [6],  đã nhận ra được rằng một nền khoa học như thế sẽ đến, và rất ít người sẽ có thể nhìn thấy nó. Những gì tôi làm là nắn thêm thịt vào tất cả những tầm nhìn ở những thế kỉ trước. Và khi bạn làm thế, khi bạn nhận ra rằng khoa học có thể được dựa trên nền tảng của ý thức, mọi thiếu hụt sẽ không còn nữa. Nói cách khác, thành kiến cho rằng khoa học chỉ mang đến tách biệt sẽ không còn nữa. Khoa học duy vật là một khoa học tách biệt. Một nền khoa học mới  nói rằng thế giới vật chất vẫn tồn tại, nhưng nó chỉ là một phần của tổng thể, không phải toàn bộ. Có tách biệt thì cũng phải có thống nhất. Trong cuốn sách Vũ Trụ Tự Thức của tôi, tôi nói về cuộc hành trình của những vị anh hùng trong thế giới khoa học. Tôi nói rằng, 400 năm trước, với Galileo, Copernicus, Newton và những người khác, chúng ta giương cánh buồm tách biệt và du hành vào hải phận của sự tách biệt, nhưng đó chỉ là phần đầu của chuyến hành trình. Sau đó người anh hùng đã khám phá ra được chân lý và quay trở lại. Đây chính là sự trở lại của người anh hùng và chúng ta đang tận mắt chứng kiến qua tầm nhìn mới này.

[5] Aurobindo: học giả, nhà thơ, triết gia, yogi người Ấn Độ, là một trong những lãnh tụ tinh thần nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất của triết lý Vệ-đà
[6] Blavatsky: Nhà huyền bí đại tài trong lịch sử văn minh Tây Âu.  Bà cũng là sứ giả trực tiếp của các vị Chân-Sư ngự nơi dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Người sáng lập ra hội Thông Thiên Học.

___________

LX Chuyển Dịch
Nguồn: http://www.amitgoswami.org/scientific-proof-existence-god/

1. Quy luật Tạo Sinh (the Law of Biogenesis) của Louis Pasteur

(Louis Pasteur (27 tháng 12, 1822 – 28 tháng 9, 1895), nhà khoa học nổi tiếng người Pháp, là người tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học.): Sự sống phải bắt nguồn tự sự sống. Nói 1 cách đơn giản, con cái phải có bố mẹ sinh ra. 1 sinh vật có ý thức dù là một tế bào nhỏ nhất, đơn giản nhất không thể được tạo ra từ sự kết hợp của những nguyên tử hóa học vô thức. Là một quy luật đã được minh chứng thực nghiệm. Nếu tiếp tục đặt câu hỏi nguồn gốc sự sống bắt nguồn như thế nào, thì riêng đối với khoa học chính quy vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Để cho Darwin đúng thì quy luật còn gọi là tảng đá góc tường của sinh học hiện đại, quy luật vững chắc nhất của sinh học này phải sai.

“Học thuyết về sự tự sinh (spontaneous generation) sẽ không bao giờ có thể hồi phục lại được từ cú đấm như trời giáng của thí nghiệm đơn giản này. Không, không có một trường hợp nào được biết để có thể khẳng định rằng vi sinh vật có thể có mặt mà không có vi trùng, không có cha mẹ giống chúng.” – Louis Pasteur

2. Tế bào nhân sơ không tiến hóa lên tế bào nhân chuẩn qua đột biến

Tế bào nhân sơ không tiến hóa lên tế bào nhân chuẩn qua đột biến, mà qua dị hợp cộng sinh (symbiosis). Sự kiện các vi khuẩn đơn bào tiến hóa thành những tế bào lớn hơn và phức tạp chúng gấp trăm lần là một câu chuyện bị bỏ trống hoàn toàn trong thuyết tiến hóa.

Tế bào nhân sơ thật ra có cấu trúc phức tạp hơn Darwin tưởng tượng rất nhiều.

“Đúng là tế bào nhân chuẩn là những tế bào phức tạp nhất mà chúng ta biết. Nhưng các dạng sống đơn giản nhất mà chúng ta biết, các tế bào nhân sơ, bản thân chúng cũng cực kì phức tạp. Nếu nhân chuẩn là một chiếp laptop thì nhân sơ cũng là một chiếc điện thoại di động. Không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy có những dạng sống đơn giản hơn mà từ nó nhân sơ tiến hóa thành.” – Jonatthan Wells (nhà sinh học) và William Dembski (nhà toán học)

3. Sự bùng phát trong kỷ Cambri (Cambrian explosion)

Sự xuất hiện một cách đột ngột của hầu hết các nhánh ngành động vật chính cách đây khoảng 530 triệu năm như các lưu trữ hóa thạch đã chứng minh. Trước 580 năm trước, hầu hết các sinh vật chỉ là những cá thể đơn giản. Chỉ trong vòng 70-80 triệu năm tốc độ tiến hóa đã gia tăng với một tốc độc đáng ngạc nhiên đến bí ẩn. Chính Darwin đã ghi chú trong cuốn sách Nguồn Gốc Các Loài của ông rằng, sự xuất hiện đột ngột các động vật chân đốt trong các lưu trữ hóa thạch trong kỷ Cambri nên lên một khúc mắc cho học thuyết tiến hóa.

4. Không có các nối kết trung gian.

“Số lượng các hình thái trung gian, đã phải từng tồn tại trên trái đất, phải là rất lớn. Vậy mà tại sao các nối kết trung gian này lại không thể được tìm thấy trong các lớp địa tầng? Đây có lẽ là sự phản đối rõ ràng và can đảm nhất có thể được nêu lên để chống lại giả thuyết của tôi.” – Charles Darwin, Nguồn Gốc Các Loài

“Mọi nhà cổ sinh vật học đều biết rằng các lưu trữ hóa thạch chứa đựng rất ít các dạng thái trung gian; quá trình chuyển đổi giữa các nhóm chính có thể nói là xảy ra một cách đột ngột.” – Stephen J. Gould, giáo sư đại học Harvard

5. Tính bất chuyển, không thay đổi, của sinh vật.

“Tính bất chuyển (statis) của hầu hết các giống loài hóa thạch xuyên suốt quá trình tồn tại lâu dài của nó như được thấy trong địa chất đã được tất cả các nhà cổ sinh vật học công nhận một cách hiển nhiên, nhưng hầu như chưa bao giờ được nghiên cứu chi tiết vì cái giả thuyết thịnh hành xem nó như là một phi-bằng chứng không thú vị cho phi-tiến hóa. Sự đại trà áp đảo của tính bất chuyển trong các tàn tích hóa thạch trở thành một đặc điểm đáng xấu hổ, nhưng đã bị bỏ lơ đi như là không có gì cả.” – Stephen J. Gould

6. Thông tin trong DNA

“Thông tin là thông tin, chẳng phải là vật chất, hay năng lượng. Chủ nghĩa vật chất nào thất bại không nhận thức được điều này sẽ không sống sót nổi một ngày.” – Norbert Weiner (giáo sư toán học tại đại học MIT, được xem là cha đẻ của ngành điều khiển học, cybernetics)

Thông tin không phải là vật chất, nhưng nó có thể được chuyển tải thông qua vật chất. Chưa có một bằng chứng nào cho thấy thông tin có thể tiến hóa hay cải tiến qua đột biến.

Lỗi copy, còn gọi là đột biến điểm, xảy ra 1 lần trong 10 tỉ ký tự. Và mỗi chuỗi DNA con người chứa khoảng 3 tỉ kí tự di truyền.

“DNA cũng giống như một chương trình điện toán, nhưng cao cấp hơn nhiều, rất nhiều bất cứ một phần mềm nào đã từng được tạo ra.” – Bill Gates

“Số lượng thông tin có thể chứa trong DNA trên một đầu kim tương đương với một chồng sách bìa mỏng 500 lần độ dài từ trái đất đến mặt trời, với nội dung riêng biệt không lặp lại.” – Jonathan Sarfati, nhà vật lý học và hóa học.

Nói cách khác nếu chúng ta có một ổ cứng 40 gig, một đầu kim DNA có thể chứa gâp 100 triệu lần ổ cứng đó.

Nó đòi hỏi một niềm tin mãnh liệt để tin rằng tiến hóa xảy ra một cách ngẫu nhiên, mù quáng.

“Kiến thức về DNA đã cho thấy, bởi độ phức tạp hầu như là không thể tin được về sự sắp xếp cần thiết để có thể sản sinh ra sự sống, rằng một ý thức thông minh phải có liên quan để có thể làm cho các nguyên tố cực kì đa dạng này vận hành được.” – Antony Flew, nhà vô thần nổi tiếng người Anh.

7. Đấu tranh sinh tồn không phải là động lực chính cho tiến hóa.

Các nhà khoa học tại Đại học Bristol cho rằng “không gian sinh sống” mới chính là động lực chính.

“Các nghiên cứu mới nêu ra rằng những thay đổi lớn trong tiến hóa xảy ra khi động vật di chuyển đến một không gian sinh sống mới, chưa bị chiếm cứ bởi những động vật khác.” – BBC News

8. Cây Sự Sống của Darwin không diễn tả đúng thực tế.

“Một mô hình diễn tả sự liên kết giữa các giống loài đúng hơn nên là một bụi rậm không phải một cái cây. “Chúng ta không có bằng chứng nào chứng minh cái cây sự sống là một hiện thực.” – Eric Bapteste, nhà sinh vật học tại Đại Học Pierre and Marie Curie của Pháp.

Những thí nghiệm di truyền trên vi khuẩn, cây cối và động vật càng ngày càng tiết lộ rằng các loài khác nhau lai hợp nhiều hơn là chúng ta từng nghĩ. Có nghĩa là thay vì các giống loài chỉ đơn giản truyền thừa xuống giống nòi riêng rẽ của nó, nó còn trao đổi, lai tạp với những nhánh tiến hóa khác. Dẫn đến kết quả là một bụi rậm sự sống phức tạp hơn nhiều cái gọi là cây sự sống.

“Cây sự sống đang được chôn vùi một cách tế nhị. Điều ít được chấp nhận hơn là cái nhìn nền tảng về sinh học cần phải được thay đổi” – Michael Rose, nhà sinh học tại đại học UCI

9. Người không tiến hóa từ vượn.

Quan niệm cho rằng DNA của vượn giống DNA của người đến 99% không còn đúng nữa. Các nghiên cứu mới nhất cho thấy con số này chỉ còn 93%. Khác biệt lớn xảy ra ở cấu trúc cơ thể, não bộ, trí khôn, và hành vi….(“How Much DNA Do We Share With Chimps?” Softpedia, Nov. 20, 2006, p. 1)

[LX tổng hợp và chuyển dịch]


Những bậc thầy huyền học và tâm linh từ xa xưa đã biết rằng cơ thể chúng ta được lập trình bởi ngôn ngữ, từ ngữ, và tư tưởng. Điều này đã được khoa học chứng minh và giải thích.

DNA con người là một mạng lưới internet sinh học, nó cao cấp tinh vi và phức tạp hơn mạng lưới internet thông tin toàn cầu chúng ta đang sử dụng rất nhiều. Nghiên cứu mới nhất từ các khoa học gia người Nga đã trực tiếp hoặc gián tiếp giải thích các hiện tượng như trực giác, siêu giác, chữa bệnh trực tiếp, chữa bệnh từ xa, tự chữa bệnh, ám thị, hào quang, điều khiển thời tiết và nhiều hiện tượng khác.

Thêm vào đó, có những bằng chứng về một dạng thuốc men có thể ảnh hưởng và lập trình DNA bằng từ ngữ và tần số mà không phải cắt bỏ đoạn genes và thay thế nó. Chỉ có 10% DNA của chúng ta được sử dụng để tạo ra các protein. Những nhà nghiên cứu về DNA phương tây chỉ chú trọng phân tích, phân loại nhóm 10% này. 90% còn lại được họ cho là “DNA rác” (junk DNA).

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Nga chắc chắn rằng thiên nhiên thật không ngu ngốc, kết hợp với nhiều nhà ngôn ngữ học, và di truyền học họ đã đi sâu vào để khám phá 90% “DNA rác” đó. Những phát hiện, kết quả và kết luận của họ đơn giản có thể nói là một cuộc cách mạng!

Dựa trên những phát hiện này, DNA không những chỉ chịu trách nhiệm về sự hình thành nên cơ thể của chúng ta, mà còn hoạt động như một kho chứa dữ liệu và một trạm liên lạc dữ liệu thông tin. Các nhà ngôn ngữ học người Nga đã tìm thấy trong bộ mã di truyền – đặc biệt là trong nhóm “90% DNA vô dụng” – tuân theo một luật lệ giống như tất cả các hệ thống ngôn ngữ của con người.

Để có được kết quả này họ đã so sánh các cấu trúc ngôn từ cú pháp, ý nghĩa, và những quy ước căn bản trong ngữ pháp. Họ tìm ra rằng các chất kiềm trong DNA cũng tuân theo một dạng ngữ pháp thông thường và cũng có những quy định giống như ngôn ngữ. Vì thế, ngôn ngữ đã không xuất hiện một cách ngẫu nhiên, nhưng là một sự phản ảnh, đối chiếu từ DNA vốn có trong con người.

Nhà phân sinh và lý sinh học người Nga Pjotr Garjajev và đồng nghiệp của ông cũng đã khảo sát về những hành vi rung động của DNA. Có thể tóm gọn trong một dòng: “Nhiễm sắc thể hoạt động y như một cỗ máy tính ảnh nổi (holographic) sử dụng phóng xạ laser DNA nội sinh.” Điều này có nghĩa là chúng có khả năng biến đổi một số chiều mẫu tần số (âm thanh) thành một thứ như tia laser, nó sẽ ảnh hưởng đến tần số DNA và như thế thông tin di truyền của chính nó.
Vì cấu trúc căn bản của những cặp kiềm DNA và của ngôn ngữ tương đồng với nhau, giải mã DNA là không cần thiết. Chúng ta chỉ cần đơn giản dùng từ ngữ và lời nói trong ngôn ngữ! Điều này cũng đã được chứng minh bằng thí nghiệm!

DNA sống sẽ luôn luôn phản ứng với những tia laser đã được tinh chỉnh bởi ngôn ngữ và ngay cả các tần sóng radio, nếu những tần số thích hợp (âm thanh) được sử dụng. Điều này cuối cùng cũng đã được giải thích một cách khoa học rằng tại sao ám thị, thôi miên và những kĩ thuật tương tự có thể có được những hiệu ứng mạnh mẽ lên con người. Nó hoàn toàn bình thường và tự nhiên vì DNA của chúng ta phản ứng với ngôn ngữ.

Trong khi các nhà nghiên cứu tây phương phải cắt bỏ những đoạn genes từ chuỗi DNA và chèn chúng vào những nơi khác, người Nga đã hăng hái tạo ra được những thiết bị có thể gây ảnh hưởng lên quá trình trao đổi chất tế bào qua những tần số radio và ánh sáng đã được tinh chỉnh và sửa chửa được các lỗi di truyền.

Họ còn thâu lại được những chiều mẫu thông tin của một DNA đặc thù và chuyển dẫn nó vào một DNA khác, dẫn đến việc tái lập trình toàn thể bộ gene của tế bào. Họ đã thực hiện thành công quá trình biến đổi phôi thai ếch thành phôi thai kì nhông đơn giản chỉ bằng cách chuyển dẫn chiều mẫu thông tin DNA! Bằng cách này toàn bộ thông tin đã được chuyển dẫn mà không để lại một hiệu ứng phụ hay mất cân bằng nào so với cách thức cắt dán DNA.

Điều này dẫn đến một cuộc cách mạng khó tin có thể thay đổi thế giới: đơn giản chỉ bằng cách áp dụng những rung động lực, tần số âm thanh và ngôn ngữ thay vì phương pháp cắt dán thô sơ.

Thí nghiệm này hướng đến một sức mạnh lớn lao của ngành sóng di truyền, nó rõ ràng là có ảnh hưởng nhiều hơn lên thông tin của sinh vật hơn là những quá trình hóa sinh của các dãy kiềm.

Một bài học có thể được rút ra từ dữ kiện này là nếu ta có thể thay đổi được tần số của mình ta có thể thay đổi được DNA. Tâm thức cá nhân nào càng phát triển càng ít phải cần đến bất kì một công cụ máy móc nào như trong các thí nghiệm. Một người có thể tự mình đạt được những kết quả như ý. Tất nhiên cái tần số phải đúng. Và đây là lý do tại sao cùng một năng tần mà không thể ảnh hưởng đồng nhất lên tất cả mọi người. Cá nhân đó phải làm việc với những quy trình biến triển nội tại để thiết lập một sự liên thông ý thức trực tiếp với DNA.

Tâm thức cá nhân nào càng phát triển càng ít phải cần đến bất kì một công cụ máy móc nào như trong các thí nghiệm. Một người có thể tự mình đạt được những kết quả như ý. Tất nhiên cái tần số phải đúng. Và đây là lý do tại sao cùng một năng tần mà không thể ảnh hưởng đồng nhất lên tất cả mọi người. Cá nhân đó phải làm việc với những quy trình biến triển nội tại để thiết lập một sự liên thức (hyper-communication) trực tiếp với DNA. Nó chưa kết thúc ở đây.

Các nhà khoa học Nga cũng đã khám phá ra rằng DNA của chúng ta có thể tạo ra được những định dạng rối loạn trong chân không, sản sinh ra những lỗ sâu từ năng (sâu trong ‘con sâu’) (magnetized wormholes). Lỗ Sâu tương đồng vi mô với những cái được gọi là cầu nối Einstein-Rosen liên quan đến Lỗ Đen (là cái được để lại bởi những ngôi sao đã chết)

Những kết nối kênh dẫn giữa các vùng hoàn toàn khác biệt trong vũ trụ mà qua nó thông tin có thể được dịch chuyển vượt ngoài không-thời. DNA thu hút từng miếng nhỏ thông tin và chuyền chúng đến ý thức của chúng ta. Quy trình siêu liên thức này (thần giao cách cảm, nhập đồng) có hiệu quả nhất khi ở trong tình trạng thư giãn.

Lo lắng, trầm cảm hay một tâm trí siêu năng động ngăn ngừa quá trình siêu liên thức hoặc thông tin sẽ hoàn toàn bị bóp méo và vô dụng. Trong thiên nhiên, siêu liên thức đã được áp dụng thành công trong hàng triệu năm. Cơ cấu tổ chức nhịp nhàng trong đời sống côn trùng chứng minh điều này một cách sâu sắc. Con người hiện đại chỉ biết đến nó trên một bình diện tinh tế gọi là trực giác. Nhưng chúng ta, nếu biết cách, có thể tìm lại được toàn bộ lợi ích của nó.

Một ví dụ từ thiên nhiên, khi một con kiến cái chúa rời khỏi thuộc địa của nó, những con kiến thợ còn lại vẫn tiếp tục làm việc nhiệt thành theo kế hoạch. Tuy nhiên, nếu kiến chúa chết, mọi công việc trong tổ kiến lập tức ngừng hoạt động. Những con kiến sẽ không biết phải làm gì nữa. Rõ ràng rằng, kiến chúa có khả năng phát truyền cái kế hoạch hoạt động, ngay cả khi nó ở một nơi cách xa, đến miền thức tập thể của đàn kiến. Nó có thể ở xa thật xa không cần biết, miễn là nó còn sống.

Ở loài người, siêu liên thức thường được bắt gặp khi một người bỗng nhiên đạt được kết nối với thông tin nằm ngoài nền kiến thức của họ. Sự siêu liên thức này được trải nghiệm dưới hình thức như những nguồn cảm hứng hay trực giác, hay trong một buổi nhập đồng. Nhà soạn nhạc người Ý Giuseppe Tartini, là một ví dụ, một đêm mơ thấy rằng có một con quỉ (devil) ngồi kế bên giường ngủ của ông và chơi một bản nhạc violin. Sáng hôm sau Tartini đã viết lại chính xác toàn bộ bản nhạc đó từ kí ức. Ông đặt tên bản nhạc đó là Devil’s Trill Sonata.

Trong quyển sách Vernetzte Intelligenz của Grazyna Gosar và Franz Bludorf, họ đã giải thích chính xác và rõ ràng những mối liên hệ này. Tác giả cũng đã trích dẫn nhiều nguồn chỉ ra rằng thời xa xưa loài người cũng đã từng sống rất giống loài vật: có liên kết chặt chẽ với miền thức chung của cộng đồng và vì thế hành động theo nhóm. Để có thể phát triển và trải nghiệm tính cách cá nhân, tuy nhiên, loài người phải quên đi khả năng siêu liên thức gần như là hoàn toàn.

Giờ đây tâm thức cá nhân trong chúng ta đã tương đối ổn định, chúng ta có thể hình thành một đạng tâm thức tập thể mới – cái mà trong đó chúng ta có được kết nối đến tất cả thông tin qua DNA của chúng ta mà không bị buộc phải hay kiểm soát về việc phải làm gì với thông tin đó. Ngày nay chúng ta biết rằng cũng như khi chúng ta sử dụng internet, DNA của chúng ta cũng có thể đưa dữ liệu vào mạng lưới, hay cũng có thể trích dữ liệu ra từ mạng lưới. Chữa bệnh từ xa, thần giao cách cảm hay cảm nhận từ xa về tình trạng của một người khác vì thế đã có thể được giải thích. Nhiều con vật biết được khi nào chủ của nó trở về nhà. Vấn đề này cũng có thể được lý giải qua khái niệm về tâm thức tập thể và siêu liên thức.

Bất kì miền thức tập thể nào đều không thể được sử dụng mà không có một tâm thức cá thể; nếu không chúng ta sẽ trở ngược về bản năng bầy đàn sơ khai, cái có thể dễ dàng bị điều khiển. Siêu liên thức trong thiên niên kỉ mới có một ý nghĩa hoàn toàn khác.

Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng nếu con người với ý thức cá nhân đầy đủ sẽ có lại được cái ý thức tập thể, họ sẽ có được những năng lực siêu thường để sáng tạo, sửa đổi và định hình sự vật trên trái đất. Và loài người một cách tập thể đang đi đến cái miền thức tập thể mới này.

50% học sinh cảm thấy khó khăn khi đi học, vì cái hệ thống gom tất cả học sinh lại và đòi hỏi điều chỉnh. Nhưng ý thức cá nhân của trẻ em ngày nay quá mạnh nên chúng từ chối sự điều chỉnh này và chống lại việc buông bỏ những đặc tính cá nhân của chúng bằng những cách đa đạng nhất.

Cùng lúc đó càng ngày càng có nhiều những đứa trẻ thấu thần (clairvoyant) được sinh ra. Có cái gì đó trong những đứa trẻ này đang vươn tới miền tâm thức tập thể mới này hơn, và nó không thể nào có thể bị kiềm hãm nữa.

Như một quy luật, thời tiết là một ví dụ, khó có thể nào bị tác động bởi một cá nhân duy nhất. Nhưng nó có thể được tác động bởi miền thức tập thể (điều này không có gì mới đối với một số bộ tộc bản địa). Thời tiết bị tác động mạnh mẽ với các tần số cộng hưởng của Trái Đất (tần số Schumann). Nhưng những tần số đó cũng có thể được não bộ chúng ta tạo ra, và khi có nhiều người cùng đồng hưởng một ý nghĩ hay khi có những cá nhân (những bậc thầy tâm linh, ví dụ) tập trung ý nghĩ của họ một cách mạnh mẽ như một tia laser, thật không có gì ngạc nghiên khi họ cũng có thể tác động lên thời tiết.

Nền văn minh hiện đại ngày nay nếu tập trung phát triển miền thức tập thể sẽ không gặp phải những vấn đề về môi trường hay tình trạng thiếu hụt năng lượng: vì nếu nó sử dụng được nguồn năng lực tinh thần này như một cộng đồng hợp nhất, nó sẽ kiểm soát được toàn bộ nguồn năng lượng của hành tinh như một hệ quả tất yếu.

Khi có một số lượng lớn người biết kết hiệp với những ý nghĩ cao thượng ví dụ như khi thiền quán về hòa bình – những khả năng bạo lực sẽ tan biến.

Một cách rõ ràng, DNA đồng thời cũng là một chất siêu dẫn (superconductor) hữu cơ và có thể hoạt động ở một nhiệt độ cơ thể bình thường, trái với chất siêu dẫn nhân tạo, nó đòi hỏi một nhiệt độ cực thấp -250 °C đến -135 °C để có thể hoạt động. Thêm vào đó, mọi chất siêu dẫn đều có thể chứa ánh sáng, và vì thế thông tin. Điều này lý giải như thế nào mà DNA có thể chứa thông tin.

Còn có một hiện tượng khác liên quan đến DNA và các lỗ sâu. Bình thường thì các lỗ sâu cực nhỏ rất không ổn định và chỉ tồn tại được trong vài sát na. Dưới một số điều kiện ổn định lỗ sâu có thể tự kết cấu, và sau đó hình thành nên những miền chân không (vacuum domains) đặc thù trong đó, ví dụ như, trọng lực có thể biến đổi thành điện năng. Các miền chân không là những quả cầu khí được ion hóa tự sáng (self-radiant balls of ionized gas) chứa đựng một mức năng lượng đáng kể. Có nhiều vùng trong nước Nga nơi mà những quả cầu phát sáng này xuất hiện rất thường xuyên.

Để tìm hiểu về sự mập mờ này những người Nga đã tiến hành nhiều chương trình nghiên cứu quy mô cuối cùng đã dẫn đến những khám phá kể trên. Nhiều người biết rằng các miền chân không như những quả cầu sáng loáng trên bầu trời. Qua bài viết này chúng ta đơn giản là đã bước được một bước lớn để thấu hiểu thực tại.

===============

LX chuyển dịch
http://www.fosar-bludorf.com/index_eng.htm
http://www.papimi.gr/rusDNAdisc.htm

Lịch Sử Cấm Kị của Trái Đất


Maxwell Igan

Nhóm Dịch Thuật ‘Học Giả Đường Phố’

Chuyển Dịch

Lời Ngỏ

Mục tiêu chính của cuốn sách này là để cung cấp thông tin cho mọi người, nhiều điều trong số đó đôi khi đã bị ẩn giấu khá kín. Tôi chân thành hi vọng rằng tất cả những người đọc tác phẩm này sẽ tìm được cảm hứng với những vấn đề còn bỏ ngỏ; và tìm ra câu trả lời cho chúng, cũng như những sự thật và khám phá mới lạ khác cho bản thân họ. Khi tôi bắt đầu viết cuốn sách này, mong muốn của tôi là tổng hợp nhiều chủ đề khác nhau, và một số lượng lớn các thông tin “khó tìm” vào trong cùng một tác phẩm đồ sộ. Tuy nhiên, sau vài tháng làm việc, chữ ‘đồ sộ’ đã bắt đầu mang một ý nghĩa mới đối với tôi, và khối lượng nội dung và bản chất đan xen của văn bản đã trở nên quá cồng kềnh để có thể bằng bất kỳ cách nào đó có thể quản lý được trong một cuốn sách duy nhất, và mặc dù số lượng thông tin trong đây đã khá lớn, tôi đã buộc phải bỏ bớt một số chương trong sách.

Do bản chất chi tiết của các chủ đề mà tôi đã hy sinh trong “quá trình thái mỏng” này, mỗi chương đã được thái mỏng vẫn còn phải được chia thành nhiều phần nhỏ hơn nữa, sau đó sẽ mở rộng thành một số lượng văn bản khác nhau để được phát hành sau này.

Nguồn chính yếu của các trích dẫn Thánh Kinh (Cơ Đốc Giáo) trong cuốn sách này là phiên bản gốc tiếng Do Thái, cuốn Cựu Ước từ Thánh Kinh Jerusalem (Jerusalem Bible) 1992. Điều này là vì khi đã nói và làm cho cùng thì, tất cả phiên bản khác nhau của Thánh Kinh chỉ đơn giản là các bản dịch và diễn giải của các cá nhân khác nhau và tận gốc rễ nó là những gì được viết trong phiên bản gốc tiếng Do Thái, đó mới chính là giá trị thật sự. Tất cả trích dẫn Thánh King bằng tiếng Anh được lấy từ phiên bản King James (King James Version) (Bản Việt dịch này có thể sẽ dùng bản dịch của Thánh Kinh Công Giáo Việt Nam). Một danh mục đầy đủ các nguồn khác cũng được cung cấp tại phần cuối cuốn sách.

Tôi không yêu cầu hoặc mong đợi bất cứ ai tin tưởng một cách mù quáng vào những gì được viết trong sách mà không tự mình tra cứu tất cả các bằng chứng, và sự thật là tôi rất mong bạn làm như vậy. Trong khi đó tuy nhiên, tôi hy vọng bạn tìm được trong cuốn sách này những thông tin bổ ích và thú vị, và tôi cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc nó. Hãy nhớ rằng, sự thật luôn ở ngoài kia, một nơi nào đó, và đôi khi, ngay trước mặt chúng ta, nếu chúng ta chỉ cần để ý.

Vì sự nghiệp 1 năm, trồng lúa.
Vì sự nghiệp 10 năm, trồng cây.
Vì sự nghiệp 100 năm, trồng người.

– Quản Trọng

Dẫn nhập

Người ta nói rằng chỉ bằng cách thấu hiểu quá khứ thật sự của Trái đất chúng ta thì mới hy vọng tìm thấy chìa khóa tối cần để thấu hiểu tương lai của nó và rồi mới hiểu được chính mình. Những quan niệm như vậy luôn khiến cho loài người suy nghĩ về chính mình, về hành tinh của chúng ta, về các vì sao, về vũ trụ, và hơn nữa, phần lớn những tư tưởng này lúc nào cũng trở lại những suy tư về quá khứ và bản chất của Thượng Đế.

Loài người luôn tự hỏi những điều như vậy, kể từ buổi bình minh của lịch sử đã được ghi chép lại có vô số những câu chuyện và huyền thoại khiến vấn đề đi xa hơn: Những câu chuyện thần thoại từ xa xưa có những gợi ý khác, về những nền văn minh cổ xưa hơn nhiều nền văn minh của chúng ta trong thế kỷ 21, đã từng tồn tại trong những vùng đất bí ẩn, một số trong những vùng đất đó đã biến mất trong lòng các đại dương từ lâu. Trong các câu chuyện cổ xưa chúng ta đọc được những ghi chép kỳ lạ và trêu ngươi về những công nghệ chưa được biết đến và rất lạ lùng, câu chuyện về các vị thần cổ đại, tàu bay và những kẻ thù xa xưa gây ra những cuộc chiến tranh lớn, các cuộc chiến nổ ra với các vũ khí tàn khốc dị thường.

Qua nhiều năm, nhiều học giả đã cố gắng xua tan những câu chuyện này như thể chúng là lời đồn thổi và chuyện hoang đường kỳ khôi, xong, vẫn còn những câu chuyện tồn tại dai dằng và trong một sự củng cố đáng ngại một cách lạ lùng, chúng ta tìm thấy rải rác trên khắp Trái Đất, nhiều cấu trúc bí ẩn vô cùng cổ xưa có nguồn gốc không rõ và thậm chí có những điều còn kỳ quái hơn.

Các nhà khảo cổ học và các nhà thám hiểm đã khám phá các kim tự tháp bí ẩn, các thành phố bằng đá cẩm thạch và những cấu trúc tuyệt vời đòi hỏi độ khó và phức tạp cao. Nhiều trong số những cấu trúc này được xây theo những cách mà chúng ta tuyệt đối không biết và thậm chí còn thách thức trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện nay của chúng ta.

Làm sao họ đã đạt được điều đó? Ai xây dựng chúng và mục đích của họ là gì? Có phải tất cả chúng đều chia sẽ một mối liên kết chung hay không và nếu như vậy thì đó là gì? Những tạo tác phi lý và lạ lùng được tạo ra bởi những kỹ thuật bí ẩn không rõ đã dẹp toan không thể chối từ những trình bày của giới hàn lâm về lịch sử chúng ta cũng đã được tìm thấy ở những nơi chúng đơn giản không có chỗ để tồn tại, và có những hòn đá Stele gây tò mò và các bức tranh hang động cũng miêu tả những cảnh dường như không thể từ quá khứ xa xưa của chúng ta.

Quá nhiều những đồ vật loại này giờ đã được khôi phục, từ nhiều nơi, rằng chúng không còn có thể đơn giản bị phân loại là các món đồ dị thường và đáng bỏ đi hay ‘lạ lùng’. Những năm gần đây có một cơn bão thực sự của các cây viết, gần như là bão hòa, cảnh báo rằng thời điểm thảm khốc đang đến, Chiến tranh Toàn cầu, sự biến đổi trái đất ồ ạt, Armageddon (Trận chiến đấu quyết liệt cuối cùng), sự hoàn bị của các lời tiên tri đen tối về ngày tận số đã được tiên đoán từ lâu sẽ sớm ập xuống thế giới của chúng ta. Hãy đối mặt với nó, luôn thật dễ dàng lợi dụng ngày tận thế để kiếm tiền; nó đã được thực hiện kể từ khi loài người sống trong các cộng đồng có tổ chức và luôn có ai đó sẽ sẵn lòng lắng nghe. Nhưng liệu có bất kỳ bằng chứng xác thực nào cho những công bố như vậy và nó sẽ có hình thức gì?

Trong những năm gần đây, những khám phá mới đáng ngạc nhiên đã được thực hiện và những bằng chứng mới đã được khai quật có thể giúp chúng ta trả lời nhiều các câu đố như thế này hay những câu đố còn sâu sắc hơn và có thể thắp lên ánh sáng vô cùng cần thiết để chiếu sáng nhiều giả thuyết khác. Các bằng chứng mà giờ đây cuối cùng có thể khiến chúng ta điều chỉnh lại tư duy và suy nghĩ lại một cách triệt để con đường chúng ta đã nhìn nhận trái đất, lịch sử của chúng ta và cuối cùng, tương lai của chúng ta. Thông tin càng quan trọng cho nhân loại càng bức thiết, nhưng trong những hành động hầu như không thể hiểu được của sự vô trách nhiệm, hầu hết là vậy, bị lờ đi bởi Chính phủ và giới hàn lâm trên khắp thế giới.

Những lập luận và kết luận trong cuốn sách này là kết quả thu nhặt suốt 25 năm điều tra và nghiên cứu. Nhiều lập luận được đưa ra ở đây không mới, tuy các khám phá mới dù nhỏ, đôi khi có thể hé lộ một điều quan trọng mới và thêm vào một mối liên quan đến các lý thuyết cũ. Thêm nữa để nhìn một bức tranh toàn diện hơn, nhiều mảnh nhỏ của trò chơi ghép hình trước tiên phải được đặt đúng chỗ.

Một trong những mục đích của sách là để chứng minh rằng trong thực tế có một số luợng lớn các bằng chứng, nhiều trong số đó với cái nhìn đầy đủ, chứng minh vượt xa bất kỳ cái bóng của sự nghi ngờ rằng thật sự có một nền văn minh tiên tiến đã tồn tại trên hành tinh này trong thời cổ đại, các vết tích của nền văn minh đó có thể tìm được khắp nơi. Thậm chí có những dấu vết trêu ngươi hơn nữa, một cái gì đó mà họ có thể đã để lại cho chúng ta để giúp chúng ta giải mã thông tin vũ trụ mà họ coi là quan trọng.

Cuốn sách này sẽ chứng minh rằng tất cả các truyền thuyết và nhiều khám phá gần đây trong hầu hết các lĩnh vực khoa học đã đưa ra các bằng chứng không thể chối cãi rằng lịch sử của chúng ta không chỉ đơn giản là những gì chúng ta đang bị dẫn dụ để tin; và không chỉ vậy, xong “Các thế lực đang tồn tại” đều đã biết hết những thông tin này nhưng lại rõ ràng hoàn toàn từ chối cho phép chúng được công bố rộng rãi.

Tác phẩm này muốn trình bày những bằng chứng không thể chối cãi của lịch sử mà phần lớn xã hội bị cấm kị không cho thấy. Sau đó chúng ta sẽ kiểm tra những ngụ ý mà sự tồn tại của nó nắm giữ quá khứ của chúng ta, hiện tại của chúng ta, và tương lai của chúng ta – Quả thực, cho tất cả chúng ta.

Chín mươi phần trăm các cuộc chiến tranh nổ ra trong 2000 năm qua đã được tiến hành theo các tôn giáo và cội rễ của tất cả các tôn giáo đều xuất phát từ chung một nguồn. Người ta nói rằng nếu tất cả nhân loại đã thực sự được giáo dục trong một nguồn duy nhất của tất cả các tôn giáo và trong bản chất thật sự của thế giới và mối liên hệ giữa loài người với bản chất đó thì sẽ không bao giờ có những cuộc chiến tranh nổ ra theo các giáo lý được mô tả trong sách. Thời cổ xưa, chúng ta sẽ thấy, không có tôn giáo như bây giờ, nhưng thay vào đó là những điều được mô tả như những trí tuệ sâu sắc về thực tại, khoa học và tôn giáo cả hai cả đã được kết hợp thành một lối sống.

Giáo dục là nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn nhất của nhân loại. Chỉ thông qua một nền giáo dục toàn diện loài người mới có thể thật sự đảm bảo một tương lai hài hoà và cân bằng, và trong một thế giới như của chúng ta, giáo dục nên được miễn phí và bắt buộc. Với một nền giáo dục mở đúng đắn mọi thứ khác sẽ đi vào đúng vị trí của nó.

Các viện học thuật mà chúng ta đã thiết lập trong thực tế là một bất lợi lớn cho việc theo đuổi việc học đích thực và sự phân phối kiến thức hiện nay được dựa trên khả năng kinh tế của từng cá nhân và cuối cùng chỉ có thể dẫn đến sự sụp đổ của xã hội, thậm chí chúng ta bây giờ cũng đã bắt đầu được chứng kiến nó đang xảy ra trên khắp đường phố. Tuy nhiên ngay cả với thực trạng này, giáo dục vẫn luôn là một trong những khoản chi phí thấp nhất trong ngân sách của bất kỳ quốc gia nào.

Giáo dục và kiến thức không nên là tài sản của một nhóm ưu tú tham lam tích trữ của cải của nó, mà nên là một thành lập mở rộng và tự do được thiết kế cho lợi ích và sự phát triển của toàn bộ loài người.

Nhạc được tạo ra với hệ tần số 432 hz có ảnh hưởng tích cực lớn hơn nhiều lần so với nhạc bình thường 440 hz. Có thể nghe nhạc 432 khi thiền định.

 

Group 432 trên Facebook: https://www.facebook.com/groups/137682849637242/