Tag Archive: khoa học tâm linh


Những điều có thể bạn chưa biết về nước. Một yếu tố quan trọng nhất, thông thường nhất trên trái đất. Vậy mà lại bị chúng ta xem thường nhất. Video nói về những thí nghiệm về nước và tinh thể nước của tiến sĩ người Nhật Emoto, và các nhà khoa học Nga, những tính chất của nước, thạch anh, Thoth, The Emeral Tablet, về sự ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng đến nước như thế nào, trái đất, mặt trời, về tâm thức có ảnh hưởng thế nào đến nước….

Một giáo sư vật lý tại Đại học Oregon[1] và là thành viên của Viện Khoa Học Lý Thuyết, Tiến sĩ Amit Goswami là thành phần quan trọng trong một nhóm các nhà khoa học táo bạo, những năm gần đây đã mạo hiểm tiến vào lĩnh vực tâm linh với nỗ lực vừa để giải thích những phát hiện dường như không thể giải thích những kết quả thí nghiệm của họ và để chứng minh trực giác của họ về sự tồn tại của một chiều tâm linh của sự sống. Đỉnh cao trong những công trình riêng của Goswami là cuốn sách của ông, The Self-Aware Universe: How Consciousness Creates the Material World (tạm dịch: Vũ Trụ Tự Thức: Làm Thế Nào Ý Thức Tạo Ra Thế Giới Vật Chất). Bắt nguồn từ những diễn giải về các dữ liệu thực nghiệm trong vật lý lượng tử (vật lý của các hạt cơ bản), cuốn sách thêu dệt lại với nhau vô số các phát hiện và giả thuyết trong các lĩnh vực từ trí tuệ nhân tạo đến thiên văn học đến truyền thống đạo Hindu huyền bí, trong một nỗ lực để chứng minh rằng những khám phá của khoa học hiện đại phù hợp hoàn hảo với các chân lý huyền nhiệm sâu xa nhất.

[1 ]Là một trong 60 thành viên của Hiệp hội các Viện Đại học Mỹ. Quỹ Carnegie Vì Sự Phát Triển Giảng Dạy đánh giá đại học này là một viện đại học “phát triển cao về nghiên cứu”. Trong năm 2008, Viện Đại học Oregon được lên danh sách là một viện đại học bậc nhất bởi đánh giá hằng năm về các trường và viện đại học của chương trình Tin tức mới của Hoa Kỳ và Thế giới) [Bách khoa toàn thư mở]

Goswami cùng với một số người khác có cùng quan điểm tương tự chắn chắn rằng vũ trụ, để có thể tồn tại, đòi hỏi phải có một sinh linh có ý thức để nhận thức được nó. Nếu không có người quan sát, ông tuyên bố, nó chỉ tồn tại như một khả năng. Và theo cách nói trong cộng đồng khoa học, Goswami đã giải được bài toán của ông. Sắp xếp các chứng cứ từ những nghiên cứu gần đây trong tâm lý học nhận thức, sinh học, tâm lý học siêu hình,  và vật lý lượng tử, và nương tựa nhiều vào các truyền thống huyền học của thế giới cổ đại, Goswami đang xây dựng một mô hình mới mà ông gọi là “chủ nghĩa duy ý nhất nguyên” (monistic idealism) với quan niệm rằng ý thức, không phải vật chất, là nền tảng của mọi sự.

Vật lý lượng tử, cũng như một số ngành khoa học học hiện đại khác, ông cảm thấy, đang tỏ bày rằng sự thống nhất cần thiết về một tổng thể thực tại là một sự kiện có thể được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Bởi vì những ngụ ý lớn lao ông nhìn thấy được trong các xác nhận khoa học về tâm linh, Goswami đã hăng hái tận tình giải thích lý thuyết của ông đến càng nhiều người càng tốt để giúp mang lại những gì ông cảm thấy như một sự thay đổi khuôn mẫu bức thiết. Ông cảm thấy rằng bởi vì khoa học đã có khả năng xác nhận những điều huyền bí và một bước nhảy đức tin đã có thể được chứng minh, và do đó, mô hình duy vật đã thống trị tư tưởng khoa học và triết học trong hơn 200 năm cuối cùng đã có thể được đưa ra để chất vấn.

Vào thời điểm khi mà sự tan rã của các giá trị con người và sự xói mòn của những ý nghĩa đạo đức luân lý đã lan truyền đến mức đại dịch, thật khó để hình dung điều gì có thể quan trọng hơn điều này.

WIE:  Trong cuốn sách Vũ Trụ Tự Thức, ông nói về sự khẩn thiết trong việc thay đổi mô hình nhận thức hiện tại. Ông có thể nói rõ hơn cách ông quan niệm về sự thay đổi đó? Từ những gì đến những gì?

Amit Goswami: Thế giới quan của khoa học ngày nay cho rằng tất cả mọi thứ được tạo ra từ vật chất, và tất cả mọi thứ có thể được tối giảm thành các hạt cơ bản của vật chất, thành phần cơ bản, khối tạo dựng, của vật chất. Và nguyên nhân phát sinh từ sự tương tác của các khối tạo dựng cơ bản đó, hạt cơ bản tạo ra nguyên tử, nguyên tử tạo ra phân tử, phân tử tạo ra tế bào, và tế bào tạo ra não bộ. Tuy nhiên, tận cùng thì nguyên nhân cơ bản luôn luôn là sự tương tác giữa các hạt cơ bản. Đây là niềm tin cho rằng tất cả các nguyên nhân bắt nguồn từ các hạt cơ bản. Đây là những gì chúng ta gọi là “nhân quả hướng lên”. Vì vậy, trong quan điểm này, những gì mà chúng ta nghĩ là ý chí tự do không thực sự tồn tại. Nó chỉ là một hiện tượng phụ, thứ cấp, đứng sau sức mạnh nhân quả vật chất. Và bất cứ ý định nào liên quan đến kiểm soát vật chất bằng ý thức chỉ là một ảo tưởng. Đây là mô hình nhận thức hiện tại.

Bây giờ, quan điểm ngược lại là tất cả mọi thứ bắt đầu bằng ý thức. Nó nói, ý thức là nền tảng của thực tại. Theo quan điểm này, ý thức đặt ra một loại “nhân quả hướng xuống.” Nói cách khác, ý chí tự do của chúng ta là có thật. Khi chúng ta tác động lên thế giới, chúng ta thực sự đang hành động với sức mạnh quan hệ nhân quả. Quan điểm này không phủ nhận rằng vật chất cũng có tiềm năng nhân quả của nó, không phủ nhận rằng có một chuỗi nhân quả từ các hạt cơ bản trở lên, là dạng “nhân quả hướng lên” như đã nói, nhưng ngoài ra nó khẳng định rằng còn có “nhân quả hướng xuống”. Nó biểu hiện trong sự sáng tạo của chúng ta và hành vi của ý chí tự do, hoặc khi chúng ta đưa ra các quyết định đạo đức. Trong những trường hợp đó chúng ta đang thực sự chứng kiến “nhân quả hướng xuống” bởi ý thức.

WIE:  Trong cuốn sách của ông, ông đề cập đến một mô hình mới gọi là “chủ nghĩa duy ý nhất nguyên.” Và ông cũng cho rằng khoa học ngày nay đã xác nhận được điều mà nhiều nhà huyền môn đã nói trong suốt lịch sử, rằng những phát hiện của khoa học hiện nay dường như là song song với bản chất của những giáo lý tâm linh bất diệt.

AG:  Nó “là” giáo lý tâm linh. Không phải chỉ song song. Quan điểm cho rằng ý thức là nền tảng của thực tại là cơ sở của tất cả các truyền thống tâm linh, cũng như triết lý của chủ nghĩa duy ý nhất nguyên. Ở phương Tây, có một triết lý được là là “chủ nghĩa duy tâm” trái ngược với triết lý của “chủ nghĩa thực dụng duy vật”, cho rằng chỉ có vật chất là có thật. Chủ nghĩa duy tâm nói không, ý thức mới là sự thật duy nhất. Nhưng ở phương Tây loại chủ nghĩa duy tâm thường có nghĩa là nó thuộc về nhị nguyên – có nghĩa là, ý thức và vật chất là tách biệt. Vì thế, khi nói “chủ nghĩa duy ý nhất nguyên”, tôi muốn nói rõ ràng rằng, không, tôi không có ý muốn nói đến loại nhị nguyên của chủ nghĩa duy tâm phương Tây, nhưng đúng hơn là một chủ nghĩa duy ý nhất nguyên, đã tồn tại ở phương Tây, nhưng chỉ trong các truyền thống tâm linh bí truyền. Trong khi đó, ở phía Đông, đây là triết lý chính quy đại trà. Trong Phật giáo, hoặc Hindu giáo, nơi nó được gọi là Vedanta (hay Upanishads – Áo Nghĩa Thư) hoặc trong Đạo giáo, đây là triết lý của tất cả mọi người. Nhưng ở phương Tây là một truyền thống bí truyền, chỉ được biết đến và tán đồng bởi các triết gia anh minh, những người đã thực sự đào  sâu vào bản chất của thực tại.

WIE:  Những gì ông đang nói có nghĩa là khoa học hiện đại, từ một góc nhìn hoàn toàn khác, không giả định bất kì điều gì về sự tồn tại của một chiều tâm linh sự sống, bằng cách nào đó đã quay trở lại, và tìm thấy chính nó đồng nhất với quan điểm đó từ kết quả của những khám phá trong khoa học.

AG: Đúng vậy. Và điều này không phải là hoàn toàn bất ngờ. Bắt đầu từ những ngày đầu của vật lý lượng tử, từ những năm 1900 và sau đó nó trở nên sung mãn vào năm 1925 khi các phương trình của cơ học lượng tử đã được khám phá, vật lý lượng tử đã cho chúng ta thấy những dấu hiệu rằng thế giới quan người ta đang giữ có bị thể thay đổi. Các nhà vật lý duy vật trung thành đã rất thích so sánh thế giới quan cổ điển và thế giới quan lượng tử. Tất nhiên, họ sẽ không đi quá xa để từ bỏ ý tưởng rằng chỉ có “nhân quả hướng lên” và rằng vật chất là tối thượng, nhưng sự thật vẫn là họ đã thấy trong vật lý lượng tử một số tiềm năng rất lớn để thay đổi cái khuôn mẫu hiện tại. Và sau đó những gì xảy ra là, bắt đầu từ năm 1982, những kết quả bắt đầu đến từ những phòng thí nghiệm vật lý. Đó là năm, ở Pháp, Alain Aspect và các cộng sự của ông thực hiện thành công một thí nghiệm tuyệt vời và từ đó những kết luận đã được thiết lập về tính xác thực của các khái niệm tâm linh và đặc biệt là khái niệm siêu việt. Tôi có nên đi vào một chút chi tiết về thí nghiệm của Aspect?

WIE: Vâng, xin tiếp tục.

AG:  Để nhắc lại một số điều căn bản, những gì đã xảy ra trong thế vật lý lượng tử trong nhiều năm trời là đã có những nhận định được đưa ra về những mật độ thực tại khác ngoài mật độ vật chất. Bắt đầu từ những vật thể lượng tử, được nhìn nhận như là những làn sóng khả năng. Mới đầu thì người ta nghĩ “Ồ, chúng chỉ giống như những làn sóng bình thường.” Nhưng sớm sau đó người ta đã phát hiện rằng, không, chúng không phải chỉ như những làn sóng trong không thời. Chúng tuyệt đối không thể được gọi là “sóng” trong không thời. Vì chúng có những đặc điểm không hề giống với những làn sóng bình thường. Thế nên sau đó chúng đã bắt đầu được nhìn nhận như là những làn sóng khả năng, và khả năng tiềm tàng được nhìn nhận như là một hiện tượng siêu việt, vượt ngoài vật chất bằng cách nào đó.

Nhưng dữ kiện rằng có một khả năng siêu việt lúc đó chưa được hiểu rõ ràng trong một thời gian dài. Sau đó thí nghiệm của Aspect đã xác minh được rằng đây không phải chỉ là một lý thuyết, khả năng siêu việt là một sự thật, vật thể thật sự có những mối liên kết nằm ngoài không gian và thời gian! Điều đã xảy ra trong thí nghiệm này là một nguyên tử phóng ra hai hạt ánh sáng, gọi là photon, ngược chiều nhau, và bằng cách nào đó những photon này ảnh hưởng đến hành vi của nhau từ một khoảng cách, mà không hề có tín hiệu nào được trao đổi qua lại. Chú ý rằng: không hề có tín hiệu nào được trao đổi qua lại, mà là một ảnh hưởng xảy ra tức khắc, đồng thời.

Einstein đã cho thấy rằng hai vật thể không bao giờ có thể ảnh hưởng lên nhau một cách tức khắc trong không thời bởi vì mọi thứ phải di duyển với vận tốc tối đa, và giới hạn đó chính là vận tốc ánh sáng. Thế nên mọi tương tác phải di chuyển, và nếu nó di chuyển trong không gian, nó tốn thời gian. Ý tưởng này được gọi là “địa tính” (“locality”) trong vật lý. Mọi tín hiệu đáng ra nên mang thuộc tính địa phương và nó phải mất một thời gian nhất định để tín hiệu này di chuyển trong không gian. Vậy mà, những hạt photon của Aspect, ảnh hưởng lẫn nhau, từ một khoảng cách, không trao đổi tín hiệu qua lại bởi vì nó xảy ra tức thì, hiện tượng này xảy ra nhanh hơn vận tốc ánh sáng. Và vì thế suy ra được rằng tương tác đã không thể nào di chuyển qua không gian. Thay vào đó tương tác phải thuộc về một miền thực tại mà chúng ta phải nhìn nhận rằng nó chính là miền thực tại siêu việt.

(Tham khảo thêm về khái niệm rối lượng tử, quantum entanglement [2])

[2] Rối lượng tử hay vướng víu lượng tử là một hiệu ứng trong cơ học lượng tử trong đó trạng thái lượng tử của hai hay nhiều vật thể có liên hệ với nhau, dù cho chúng có nằm cách xa nhau. Rối lượng tử là hiệu ứng được ứng dụng trong các công nghệ như tính toán lượng tử, mật mã lượng tử, viễn tải lượng tử. Hiệu ứng này, được khẳng định bởi quan sát thực nghiệm, cũng gây ra sự thay đổi nhận thức rằng thông tin về một vật thể chỉ có thể thay đổi bằng tương tác với các vật ngay gần nó.[Bách khoa toàn thư mở]

WIE:  Thật tuyệt vời. Liệu đa số các nhà vật lý sẽ đồng ý với kiến giải đó từ thí nghiệm này?

AG:  Vâng, các nhà vật lý phải đồng ý với kiến giải này. Nhưng tất nhiên là nhiều lần họ sẽ nói như thế này, “À, chắc chắn rồi, thí nghiệm mà. Nhưng mối quan hệ giữa các hạt cơ bản này thật sự không quan trọng. Chúng ta đừng nhìn vào những hệ quả của cái miền siêu việt này, nếu nó có thể được lý giải theo cách đó.” Nói cách khác, họ cố gắng giảm thiểu tối đa tầm quan trọng của sự kiện này và vẫn cố gắng níu bám vào cái ý tưởng rằng vật chất mới là tối thượng. Nhưng trong thâm tâm họ biết, vì bằng chứng quá rõ ràng. Vào năm 1984 hay 85, tại Hội Nghị Vật Lý Hoa Kỳ trong đó tôi có tham gia, có một nhà vật lý đã nói với một nhà vật lý khác rằng, sau thí nghiệm của Aspect, bất kì ai không tin rằng có điều gì đó thật kì lạ về thế giới quanh ta chắc chắn phải chứa đá trong đầu hắn.

WIE:  Vậy là ông đang nói rằng từ góc nhìn của ông, và của nhiều người khác, một cách nào đó hiển nhiên rằng một người phải đem vào cái ý tưởng về một chiều siêu việt để thật sự thấu hiểu chuyện này.

AG: Đúng thế. Henry Stapp, một nhà vật lý tại Đại Học Berkeley [3], California, có nói rõ ràng về vấn đề này trong một trong những bài viết của ông vào năm 1977,  rằng vật nằm ngoài không thời ảnh hưởng lên vật nằm trong không thời. Không có thắc mắc gì về những gì xảy ra trong thế giới vật lý lượng tử khi bạn đang làm việc với những vật thể lượng tử. Tất nhiên, điểm quan trọng nhất là, điểm ngạc nhiên nhất là, chúng ta luôn luôn làm việc với những vật thể lượng tử bởi vì vật lý lượng tử là vật lý (chính xác) duy nhất mà chúng ta có. Thế nên tuy rằng nó hiển nhiên hơn với photon, với electron, với các vật thể hạ vi tế, chúng tôi tin rằng mọi thực tại, mọi thực tại được thể hiện, mọi vật chất, đều được kiểm soát bởi những quy luật giống nhau. Và nếu nó đúng như vậy, thí nghiệm này đang nói với chúng ta rằng chúng ta nên thay đổi quan điểm của mình bởi vì chúng ta, không khác, cũng là những vật thể lượng tử.

[3] UC Berkeley đã có những đóng góp quan trọng về khoa học tự nhiên (với 66 giáo sư và cựu sinh viên đoạt các giải Nobel) và các hoạt động xã hội (phong trào chống Chiến tranh Việt Nam trong thập niên 1960).
Berkeley có hệ thống giáo dục bậc cử nhân rất đa dạng và được xem là trung tâm nghiên cứu của rất nhiều ngành học. Viện đại học đạt nhiều thành tích về vật lý, hóa học và các ngành sinh học trong thế kỷ 20, như sáng chế ra máy cyclotron, cách ly thành công vi khuẩn bại liệt ở người, phát triển khái niệm tia laser, giải thích nguyên lý của quang hợp, thiết kế thí nghiệm chứng minh định lý Bell, tạo ra hệ điều hành BSD Unix, và phát hiện ra 17 nguyên tố hóa học, trong đó có Plutonium, Berkelium và Californium. Viện đại học cũng đạt được nhiều giải thưởng về Toán, giải Nobel Kinh tế và giải Nobel Văn học. Các nhà vật lý của Berkeley nằm trong nhóm khoa học gia phát triển Dự án Manhatttan chế tạo bom nguyên tử trong Thế chiến thứ nhất và bom hiđrô không lâu sau đó.[Bách khoa toàn thư mở]

WIE:  Đây là những khám phá tuyệt vời đã gây cảm hứng đến nhiều người. Đã từng có một số đầu sách cũng cố gắng tạo ra một mối liên kết giữa vật lý và huyền học. Đương cử như cuốn Cái Đạo của Vật Lý (The Tao of Physics) của Fritjof Capra và The Zukav’s The Dancing Wu Li Masters của Gary Zukav, những cuốn sách này đã đến tay rất nhiều độc giả. Trong cuốn sách của ông, ông có nhắc đến rằng có vài điều vẫn chưa được nói đến mà ông cảm thấy rằng những đóng góp của ông là mới mẻ. Ông có thể cho biết thêm về những gì ông đã viết khác với những gì đã được viết trước đó?

AG:  Tôi mừng là anh đã hỏi câu này. Chuyện này nên được làm sáng tỏ và tôi sẽ cố gắng giải thích thật rõ ràng trong khả năng của tôi. Những công trình trước, như Cái Đạo của Vật Lý, đã từng là rất quan trọng trong lịch sử của khoa học. Tuy nhiên, những công trình trước đây, mặc dù là có hỗ trợ khía cạnh tâm linh của loài người, về mặt căn bản tất cả vẫn còn níu giữ những quan điểm vật chất về thế giới. Nói cách khác, họ không thật sự thử thách quan điểm của các nhà duy vật thực dụng rằng mọi thứ đều được tạo ra từ vật chất. Quan điểm đó chưa bao giờ được thử thách bởi bất kì những cuốn sách nào trước đây. Thật sự, cuốn sách của tôi là cuốn đầu tiên thẳng thừng thách thức điều đó và mọi bằng chứng đều được dựa trên những cuộc thí nghiệm khoa học gắt gao. Nói cách khác nữa, quan điểm cho rằng ý thức là nền tảng của thực tại, tất nhiên, đã từng tồn tại trong tâm lý học, chẳng hạn như  tâm lý học siêu thể (transpersonal psychology), nhưng ngoài tâm lý học siêu thể không có một truyền thống khoa học nào và không có một nhà khoa học nào đã thấy được nó rõ ràng.

Nó là một điều may mắn cho tôi khi nhận ra được điều này thông qua vật lý lượng tử, nhận ra rằng mọi nghịch lý trong vật lý lượng tử có thể được giải đáp nếu chúng ta chấp nhận rằng ý thức chính là nền tảng của thực tại. Nên đó chính là đóng góp riêng của tôi và, tất nhiên, điều này mang một tiềm năng biến đổi tầm nhìn, bởi vì bây giờ chúng ta đã có thể hợp nhất một trọn vẹn khoa học và tâm linh. Nói cách khác, với Capra và Zukav – mặc dù là sách của họ rất hay – nhưng họ vẫn bám víu vào cái khuôn khổ vật chất nền tảng, tầm nhìn vẫn không xê dịch, và cũng chẳng có một hòa giải đích thực nào giữa tâm linh và khoa học. Bởi vì nếu mọi thứ tối cùng vẫn là vật chất, mọi tương tác nhân quả phải đến từ vật chất. Và một ý thức thứ cấp cũng chẳng có gì đáng nói. Ý tôi là, nó không thể làm được gì hết. Nên, mặc dù những cuốn sách này công nhận tâm linh, nhưng thực chất tận cùng của nó vẫn đến từ những tương tác vật chất.

Nhưng đó không phải là thứ tâm linh mà Jesus đã nói về. Đó không phải là thứ tâm linh đem đến các nhà huyền môn phương Đông hỷ lạc. Đó không phải là thứ tâm linh một nhà huyền học nhận ra và nói, “Bây giờ tôi đã biết thực tại đích thực là gì, nó xua tan mọi bất hạnh một người đã từng có. Nó vô tận, nó là phúc lạc, nó là ý thức.” Những nhận xét hoa mỹ này không thể được đưa ra dựa trên một nền tảng ý thức thứ cấp. Nó chỉ có thể được đưa ra khi một người giác ngộ được bản chất đích thực về nền tảng của thực tại, khi một người chứng ngộ trực tiếp được rằng Một là Tất Cả.

Một con người thứ cấp sẽ không bao giờ có được những nhận thức như thế. Nó sẽ chẳng có nghĩa lý gì khi nói rằng bạn là Tất Cả. Đó là ý tôi muốn nói. Chừng nào mà khoa học còn giữ cái quan điểm về thế giới vật chất, dù cho bạn có cố gắng dàn xếp những trải nghiệm tâm linh theo lối song song hay theo lối những phản ứng hóa học trong não bộ hay gì đi nữa, bạn vẫn chưa buông bỏ cái khuôn mẫu cũ. Chỉ khi nào bạn thiết lập một nền khoa học dựa trên nền tảng và ý niệm rằng bản chất của thực tại là ý thức, khi đó bạn mới thật sự buông bỏ cái khuôn mẫu cũ và trọn vẹn hòa nhập được với tâm linh. Đó là những gì tôi đã làm trong cuốn sách, và đó là sự khởi đầu. Nhưng hiện nay cũng đã có những cuốn sách khác cũng nhận ra được điều này.

WIE:  Vậy là có những người khác đang chứng thực những ý tưởng của ông?

AG:  Có những người cũng đang bước ra khai sáng và nhìn nhận ý niệm này, rằng tư tưởng này là con đường đúng đắn để giải thích vật lý lượng tử và cũng để phát triển nền khoa học tương lai. Nói cách khác, khoa học hiện tại không những cho ta thấy những nghịch lý, mâu thuẫn, mà còn cho thấy sự thiếu sót của nó trong việc giải thích các hiện tượng nghịch lý và phi thường, ví dụ như tâm lý học siêu hình, siêu linh, ngay cả tính sáng tạo. Và ngay cả những đề tài truyền thống, như khả năng nhận thức hay tiến hóa sinh học, v.v… nó giải thích được những câu hỏi mà các giả thuyết duy vật không thể giải thích. Cho một ví dụ, trong sinh học có một cái gọi là giả thuyết về các điểm nhấn cân bằng (punctuated equilibrium). Giả thuyết này có nghĩa là tiến hóa không xảy ra một cách đều đặn, như Darwin nhìn nhận, mà  có những kỉ nguyên tiến hóa xảy ra đột ngột, chúng được gọi là những “điểm nhấn”. Nhưng sinh học truyền thống không có giải thích gì về điều này.

Tuy nhiên, nếu chúng ta làm khoa học dựa trên nền tảng của ý thức, chúng ta có thể thấy được trong hiện tượng về tính sáng tạo, tính sáng tạo đích thực của ý thức. Nói cách khác, chúng ta có thể thật sự thấy được rằng ý thức đang hoạt động một cách sáng tạo ngay cả trong sinh học, ngay cả trong sự tiến hóa của các loài. Và chúng ta có thể chám vào những chỗ trống nền sinh học chính quy không thể giải thích bằng những ý tưởng tâm linh, chẳng hạn như ý thức chính là cái tạo ra thế giới.

WIE:  Điều này nhắc cho tôi nhớ đến cái phụ đề của cuốn sách, “Làm Thế Nào Ý Thức Tạo Ra Thế Giới Vật Chất”. Đây hiển nhiên là một ý tưởng táo bạo. Ông có thể giải thích rõ hơn điều này thật sự xảy ra như thế nào theo ý kiến của ông không?

AG:  Thật ra, đây là điều dễ giải thích nhất, bởi vì trong vật lý lượng tử, như tôi đã nói khi nãy, vật thể không được xem như những sự kiện cố định, như chúng ta thường nghĩ vậy. Newton dạy chúng ta rằng vật chất là cố định, chúng có thể được nhìn thấy mọi lúc, di chuyển theo những chiều hướng cố định. Vật lý lượng tử hoàn toàn không hình dung vật thể là như vậy. Trong vật lý lượng tử, vật thể được xem như là những khả năng, những làn sóng khả năng. Đúng chứ? Nên khi câu hỏi được đặt ra, điều gì đã biến đổi khả năng thành hiện thực? Bởi vì, khi chúng ta nhìn thấy, chúng ta chỉ thấy những sự kiện thực tế. Khi bạn nhìn thấy một cái ghế, bạn  thấy một cái ghế thực sự, bạn không thấy khả năng của một cái ghế.

WIE:  Đúng. Tôi hy vọng thế.

AG: Tất cả chúng ta đều hy vọng thế. Cái này gọi là “nghịch lý đo đạc lượng tử” (quantum measurement paradox). Nó là một nghịch lý là vì chúng ta là ai mà thực hiện sự biến đổi này? Bởi vì sau cùng thì, trong khuôn mẫu vật chất chúng ta không hề có bất cứ quyền lực nhân quả nào. Chúng ta không là gì ngoài não bộ, cái được tạo ra từ các nguyên tử và các hạt cơ bản. Nên làm sao mà một bộ não được cấu tạo từ các nguyên tử và các hạt cơ bản có thể biến đổi những khả năng thành hiện thực được? Đây gọi là một nghịch lý. Nhưng với góc nhìn mới, ý thức là nền tảng của thực tại, cái gì biến đổi khả năng thành thực tại? Ý thức thực hiện chuyện đó, bởi vì ý thức không tuân theo vật lý lượng tử. Ý thức không phải là vật chất. Ý thức là siêu việt. Bạn có thấy được góc nhìn biến đổi khuôn khổ ngay đây không – làm sao mà ý thức có thể được cho là tạo ra thế giới vật chất được? Thế giới vật chất trong vật lý lượng tử chỉ là những khả năng. Chính nhờ có ý thức, thông qua sự chuyển đổi từ khả năng thành hiện thực, nó tạo ra những gì chúng ta thấy được biểu lộ. Nói cách khác, ý thức tạo ra thế giới được biểu lộ. 

WIE:  Thành thật mà nói, khi lần đầu tiên đọc được dòng phụ đề của cuốn sách của ông, tôi nghĩ là ông chỉ đang ám chỉ theo nghĩa bóng. Nhưng sau khi đọc cuốn sách, và thời gian ngồi nói chuyện với ông ở đây, tôi cảm thấy chắc chắn rằng ý của ông thiên về nghĩa đen nhiều hơn là tôi tưởng. Có một điểm trong cuốn sách thật sự đã làm tôi đứng sững lại về phát biểu theo lý giải của ông, tổng thể vũ trụ hữu hình chỉ tồn tại trong một miền khả năng tiến hóa vô tận cho tới một điểm, khả nằng về một ý thức, một thực thể có tri giác xuất hiện, và ngay lập tức tại thời điểm đó, toàn bọ vũ trụ trở thành hiện thực, bao gồm luôn cả 15 tỉ năm lịch sử dẫn tới cột mốc đó. Ông thật sự có ý như vậy hay sao?

AG:  Tôi có ý đó theo nghĩa đen. Đây là điều khoa học lượng tử đòi hỏi. Thật sự, trong vật lý lượng tử điều này được gọi là “chọn lựa trì hoãn” (delayed choice). Và tôi đã thêm vào một khái niệm mới, là khái niệm về sự “tự liên quan” (self-reference). Một câu hỏi luôn luôn phát sinh, “Vũ trụ nếu đã tồn tại được 15 tỉ năm, và nếu cần có một ý thức để biến chuyển khả năng thành hiện thực, vậy thì làm thế nào mà vũ trụ đã tồn tại lâu đến thế?” Bởi vì không có ý thức, không có thực thể hữu tri, thực thể sinh học, thực thể từ carbon, trong khối cầu lửa nguyên thủy, cái mà chúng ta cho rằng đã tạo ra vũ trụ, thuyết big bang. Nhưng nếu nhìn từ một góc độ khác thì cả vũ trụ vẫn tồn tại dưới dạng những khả năng cho tới khi có một có một sự đo đạc lượng tử có mối liên hệ với chính nó – đây là một khái niệm mới. Một người quan sát là cần thiết để biến khả năng thành hiện thực, và chỉ khi một người quan sát nhìn thấy, chỉ khi đó cái toàn thể mới biểu hiện – bao gồm luôn thời gian.

Hóa ra thì ý tưởng này, một cách rất tế nhị, tinh tế, thật ra đã được tìm thấy trong thiên văn học và chiêm tinh học dưới sự hướng dẫn của một nguyên tắc được gọi là “nguyên tắc nhân quan” (anthropic principle). Và ý tưởng này đã nảy nở trong giới chiêm tinh gia và thiên văn học – rằng vũ trụ có một mục đích. Nó được tinh chỉnh tỉ mỉ, có quá nhiều trùng hợp, dường như rất có thể rằng vũ trụ này đang thực hiện một mục đích gì đó, như thể vũ trụ đang phát triển theo một đường lối mà sẽ có một thực thể có tri giác sẽ xuất hiện tại một điểm.

WIE:  Vậy là ông cảm thấy rằng có một ý nghĩa, mục đích trong cách mà vũ trụ đang tiến hóa; rằng đại khái là nó đã sinh hoa kết trái qua chúng ta, qua loài người?

AG:  À, loài người có thể sẽ không phải là kết quả cuối cùng, nhưng chắc chắn chúng ta chính là những hoa quả đầu tiên, bởi vì từ đây mà khả năng về sự sáng tạo bắt đầu. Thú vật rõ ràng cũng có tri giác, nhưng chúng không sáng tạo như chúng ta. Loài người hiện nay dường như chính là một khuôn mẫu tất yếu, nhưng nó sẽ không là khuôn mẫu cuối cùng. Tôi nghĩ chúng ta có một chặng đường dài tiến hóa chưa xảy ra phía trước.

WIE:  Trong sách ông còn đưa ra một gợi ý xa hơn rằng vũ trụ này đã được tạo ra vì chúng ta.

AG:  Tuyệt nhiên là vậy. Nhưng nó có ý là những thực thể hữu tri, vì những thực thể hữu tri. Và vũ trụ này là chúng ta. Điều đó là rõ ràng. Vũ trụ có ý thức tự thân, nhưng ý thức tự thân thông qua chúng ta. Chúng ta là ý nghĩa của vũ trụ. Chúng ta không phải là trung tâm của vũ trụ một cách địa lý – Copernicus đã đúng về chuyện đó – nhưng chúng ta là trung tâm ý nghĩa của vũ trụ.

WIE:  Thông qua chúng ta vũ trụ tìm được ý nghĩa của nó?

AG:  Thông qua các cá thể hữu tri. Đó không có nghĩa chỉ là loài người trên trái đất. Mà còn có nghĩa là những cá thể hữu tri trên những hành tinh khác – về điều này tôi chắc chắn là có – và điều đó hoàn toàn tương thích với lý thuyết này.

WIE:  Ngoài là một khoa học gia, ông còn là một người tu hành tâm linh. Ông có thể cho biết điều gi đã mang ông đến với tâm linh?

AG:  Vâng, tôi nghĩ  là trường hợp của tôi cũng khá thông thường, hầu như là một trường hợp cổ điển. Là trường hợp của Phật, người đã nhận ra, ở độ tuổi 29, rằng mọi thú vui của một hoàng tử thật sự chỉ là phí phạm thời gian bởi vì vẫn còn đau khổ trên đời. Đối với tôi thì nó không đến mức như vậy, nhưng vào khoảng 37 tuổi thế giới của tôi bắt đầu rơi rớt thành từng mảnh. Tôi không còn được cung cấp chi phí nghiên cứu; tôi có một cuộc ly hôn và tôi rất cô đơn. Và niềm vui nghề nghiệp tôi thường có khi viết về những nghiên cứu vật lý không còn vui thích gì nữa.

Tôi nhớ có lần khi tham dự một cuộc hội thảo, suốt ngày hôm đó tôi đã loanh quanh tranh cãi với nhiều người. Và tối hôm đó khi tôi một mình, tôi cảm thấy thật cô đơn. Đột nhiên lúc đó tôi bị chứng ợ nóng hành hạ, tôi tọng vào cả một chai thuốc Tums (hiệu thuốc trị ợ nóng) nhưng nó vẫn không hết. Tôi đã nếm được mùi vị của đau khổ; tôi đã khám phá ra đau khổ, theo nghĩa đen. Và khám phá đó đã dẫn tôi đến với tâm linh, bởi vì tôi không còn có thể nghĩ được về điều gì khác nữa. Tôi không còn có thể nghĩ ra được cách nào nữa – mặc dù tôi đã hoàn toàn bác bỏ cái ý tưởng về God vì đã là một nhà vật lý duy vật khá lâu rồi. Nhiều khi những đứa con tôi hỏi, “Bố có phải là một người vô thần không?” Tôi trả lời đại khái rằng, “Phải.” Và, “God có thật không?” Và tôi nói, “Không, bố không tin vào God.” Những câu đó tôi hay nói thường xuyên. Nhưng vào khoảng thời gian sau này, khi tôi khoảng 37 tuổi, trong không gian đó, nơi God không tồn tại và ý nghĩa của cuộc đời đối với tôi chỉ là sự theo đuổi lý trí thành công trong nghề nghiệp, đã không còn có thể thỏa mãn tôi và mang lại được hạnh phúc. Thật sự thì lúc đó đời tôi chứa đầy khổ đau. Và tôi đã biết đến thiền. Tôi muốn biết xem có cách nào để ít nhất tìm được sự khuây khỏa không, chứ chưa nói đến hạnh phúc. Nhưng cuối cùng thì thiền định cũng mang lại được hỷ lạc, nhưng phải qua luyện tập. Thêm vào đó, tôi phải nhắc đến việc tôi tái hôn lần nữa, và thử thách của tình yêu cũng đã rất quan trọng. Nói cách khác, tôi sớm khám phá ra rằng sau khi tôi lập gia đình lần thứ hai thì tình yêu lúc đó rất khác biệt so với những gì tôi nghĩ. Tôi khám phá ra được rằng vợ tôi chính là ý nghĩa của tình yêu, và đó cũng là một đóng góp lớn lao cho cuộc sống tâm linh của tôi.

WIE:  Thật thú vị khi biết rằng khi ông hướng đến tâm linh bởi vì khoa học đã không thật sự thỏa mãn được khát khao tìm kiếm chân lý của ông, nhưng mặc dù vậy ông vẫn tiếp tục sự nghiệp khoa học của mình. 

AG: Đúng vậy. Chỉ là cách làm khoa học của tôi đã thay đổi. Lý do khiến tôi đánh mất sự hào hứng trong khoa học là vì tôi đã biến nó trở thành một cuộc chơi nghề nghiệp. Tôi đã đánh mất tinh thần về cách làm khoa học lý tưởng, là tinh thần khám phá, là óc tò mò, là tinh thần nhận biết sự thật. Nên tôi đã không còn tìm kiếm sự thật thông qua khoa học, và vì thế tôi đã phải tìm đến thiền, nơi tôi tìm được chân lý một lần nữa, chân lý về thực tại. Nhưng sau cùng bản chất của thực tại là gì? Bạn thấy xu hướng đầu tiên là chủ nghĩa hư vô, không gì tồn tại; Tôi đã hoàn toàn tuyệt vọng. Nhưng thiền định sớm bảo tôi rằng không, không tuyệt vọng như vậy đâu. Tôi đã có một trải nghiệm. Tôi đã hé nhìn được rằng thực tại thật sự tồn tại. Nó là gì thì tôi không biết, nhưng nó tồn tại. Điều đó đang mang lại động lực cho tôi để trở lại với khoa học để xem tôi có thể làm được gì với nguồn năng lượng mới và phương hướng mới này không, và thật sự tìm kiếm chân lý thay vì tìm kiếm chỉ vì những danh nghĩa nghề nghiệp.

WIE:  Niềm hứng thú mới mẻ về tâm linh này ảnh hưởng đến các hoạt động khoa học của ông như thế nào?

AG: Những gì đã xảy ra là tôi không còn làm khoa học chỉ vì mục đích công bố các bài viết và thực hiện các thí nghiệm cho phép bạn nhận được tài trợ. Thay vào đó, tôi bắt đầu giải quyết những vấn đề thật sự quan trọng. Những vấn đề này ngày nay rất nghịch lý và và rất bất thường. Vâng, tôi không nói rằng các nhà khoa học truyền thống không có một vài vấn đề quan trọng. Cũng có chứ không phải không. Anh thấy đó, khoa học lượng tử là một vấn đề luôn làm trật hướng người ta khỏi những thành tựu nghề nghiệp vì nó là một vấn đề rất khó. Người ta đã cố gắng nhiều thập kỉ nhưng vẫn chưa thể giải đáp được nó. Nhưng tôi nghĩ, “Mình không có gì để mất và mình chỉ đang điều tra về sự thật, tại sao lại không?” Vật lý lượng tử là chuyên ngành tôi biết rõ. Tôi đã nghiên cứu về vật lý lượng tử suốt đời tôi, vậy thì tại sao lại không làm? Đó là lý do dẫn đến câu hỏi, “Nhân tố nào chuyển đổi khả năng thành hiện thực?” và nó đã chiếm hết thời gian của tôi từ 1975 đến 1985, cho tới khi có một bức phá huyền bí xảy ra.

WIE:  Ông có thể mô tả sự bức phá này không?

AG: Vâng, tôi rất sẵn lòng. Nó đang hiển hiện rõ ràng trong đầu tôi. Có một lần – khi sực bức phá này xảy ra – vợ tôi và tôi đang ở Ventura, California và một người bạn tâm linh, Joel Morwood, xuống chơi từ Los Angeles, và tất cả chúng tôi đều đi tới nghe buổi thuyết giảng của Krishnamurti. Krishnamurti, tất nhiên rồi, là một nhà huyền môn vĩ đại và cực kì độc đáo. Sau buổi thuyết giảng chúng tôi về nhà và ngồi ăn tối với nhau. Tôi trao đổi với Joel về những ý tưởng mới nhất của tôi về vật lý lượng tử liên quan đến ý thức và Joel đã thách thức tôi rằng, “Ý thức có thể được giải thích chăng?” Tôi đã cố gắng luồn lách đưa ra câu trả lời nhưng Joel đã không nghe gì hết. Anh ta nói, “Anh đang tự bịt mắt mình bằng khoa học. Anh không nhận ra được rằng ý thức là nền tảng của vạn vật.” Anh ta nói một câu đại khái là, “Không có gì khác ngoài God.” Và đã có một cái gì đó lật úp lại trong đầu tôi mà tôi không thể giải thích được. Đây là một nhận thức tối hậu mà tôi có được ngay giây phút đó. Tôi nhớ rằng tôi đã thức suốt đêm đó, nhìn lên bầu trời và có được một cảm giác thiêng liêng lạ lùng về thế giới, và một sự quả quyết hoàn toàn rằng đây đúng là bản chất của thế giới, bản chất của thực tại, và một người có thể làm khoa học dựa trên nền tảng này. Anh thấy đó, cái ý niệm đang thịnh hành bay giờ – ngay cả với những người như David Bohm [4] – là “Làm sao bạn có thể làm khoa học mà không cho rằng có một thực tại vật chất? Làm sao bạn có thể làm khoa học nếu bạn để cho ý thức quyết định những điều tùy nghi?” Nhưng tôi đã hoàn toàn chắc chắn – không một mảy may nghi ngờ nào kể từ đó – rằng một người hoàn toàn có thể làm khoa học trên nền tảng này. Không những thế, họ còn có thể giải quyết những vấn đề của khoa học ngày nay. Và đó là những gì đang diễn ra. Trong vòng vài tháng mọi vấn đề về đo đạc lý thuyết, đo đạc nghịch lý đã tan biến mất. Kể từ khi đó ý tưởng tiếp nối ý tưởng cứ tuôn trào, và rất nhiều vấn đề đã được giải quyết – vấn đề về hiểu biết, nhận thức, tiến hóa sinh học, chữa bệnh bằng tâm linh. Cuốn sách mới nhất của tôi, “Vật Lý của Linh Hồn” (Physics of the Soul) là một học thuyết về luân hồi, tất cả đã được giải thích cặn kẽ. Thật là một cuộc hành trình sáng tạo tuyệt vời.

[4] David Bohm: Chuyên gia vật lý lượng tử người Hoa Kỳ. Được công nhận rộng rãi là một trong những nhà vật lý lượng tử quan trọng nhất trong thế kỷ 20.

WIE:  Nhìn từ góc độ ngược lại, ông nói như thế nào về việc bản thân là một nhà khoa học đã có ảnh hưởng thế nào đến sự tiến hóa tâm linh của ông?

AG: À, tôi đã không xem chúng là tách biệt. Sự bao trùm, thống nhất này rất quan trọng đối với tôi. Các giác giả thường  cảnh báo người ta rằng, “Đừng phân tách cuộc đời thành cái này hay cái kia.” Đối với tôi nó đến một cách tự nhiên vì tôi đã khám phá ra những cách thức mới mẻ để làm khoa học khi tôi khám phá ra tâm linh. Tâm linh là bản chất tự nhiên của tôi, kể từ đó bất cứ tôi làm gì, tôi không tách biệt chúng.  Trước khi có những công trình của tôi, tôi nghĩ rằng nó vẫn còn rất mơ hồ làm thế nào để kết hợp khoa học và tâm linh. Mặc dù là những người như Teilhard de Chardin (nhà triết học, thần học người Pháp), Aurobindo [5], hay Blavatsky [6],  đã nhận ra được rằng một nền khoa học như thế sẽ đến, và rất ít người sẽ có thể nhìn thấy nó. Những gì tôi làm là nắn thêm thịt vào tất cả những tầm nhìn ở những thế kỉ trước. Và khi bạn làm thế, khi bạn nhận ra rằng khoa học có thể được dựa trên nền tảng của ý thức, mọi thiếu hụt sẽ không còn nữa. Nói cách khác, thành kiến cho rằng khoa học chỉ mang đến tách biệt sẽ không còn nữa. Khoa học duy vật là một khoa học tách biệt. Một nền khoa học mới  nói rằng thế giới vật chất vẫn tồn tại, nhưng nó chỉ là một phần của tổng thể, không phải toàn bộ. Có tách biệt thì cũng phải có thống nhất. Trong cuốn sách Vũ Trụ Tự Thức của tôi, tôi nói về cuộc hành trình của những vị anh hùng trong thế giới khoa học. Tôi nói rằng, 400 năm trước, với Galileo, Copernicus, Newton và những người khác, chúng ta giương cánh buồm tách biệt và du hành vào hải phận của sự tách biệt, nhưng đó chỉ là phần đầu của chuyến hành trình. Sau đó người anh hùng đã khám phá ra được chân lý và quay trở lại. Đây chính là sự trở lại của người anh hùng và chúng ta đang tận mắt chứng kiến qua tầm nhìn mới này.

[5] Aurobindo: học giả, nhà thơ, triết gia, yogi người Ấn Độ, là một trong những lãnh tụ tinh thần nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất của triết lý Vệ-đà
[6] Blavatsky: Nhà huyền bí đại tài trong lịch sử văn minh Tây Âu.  Bà cũng là sứ giả trực tiếp của các vị Chân-Sư ngự nơi dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Người sáng lập ra hội Thông Thiên Học.

___________

LX Chuyển Dịch
Nguồn: http://www.amitgoswami.org/scientific-proof-existence-god/


Những bậc thầy huyền học và tâm linh từ xa xưa đã biết rằng cơ thể chúng ta được lập trình bởi ngôn ngữ, từ ngữ, và tư tưởng. Điều này đã được khoa học chứng minh và giải thích.

DNA con người là một mạng lưới internet sinh học, nó cao cấp tinh vi và phức tạp hơn mạng lưới internet thông tin toàn cầu chúng ta đang sử dụng rất nhiều. Nghiên cứu mới nhất từ các khoa học gia người Nga đã trực tiếp hoặc gián tiếp giải thích các hiện tượng như trực giác, siêu giác, chữa bệnh trực tiếp, chữa bệnh từ xa, tự chữa bệnh, ám thị, hào quang, điều khiển thời tiết và nhiều hiện tượng khác.

Thêm vào đó, có những bằng chứng về một dạng thuốc men có thể ảnh hưởng và lập trình DNA bằng từ ngữ và tần số mà không phải cắt bỏ đoạn genes và thay thế nó. Chỉ có 10% DNA của chúng ta được sử dụng để tạo ra các protein. Những nhà nghiên cứu về DNA phương tây chỉ chú trọng phân tích, phân loại nhóm 10% này. 90% còn lại được họ cho là “DNA rác” (junk DNA).

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Nga chắc chắn rằng thiên nhiên thật không ngu ngốc, kết hợp với nhiều nhà ngôn ngữ học, và di truyền học họ đã đi sâu vào để khám phá 90% “DNA rác” đó. Những phát hiện, kết quả và kết luận của họ đơn giản có thể nói là một cuộc cách mạng!

Dựa trên những phát hiện này, DNA không những chỉ chịu trách nhiệm về sự hình thành nên cơ thể của chúng ta, mà còn hoạt động như một kho chứa dữ liệu và một trạm liên lạc dữ liệu thông tin. Các nhà ngôn ngữ học người Nga đã tìm thấy trong bộ mã di truyền – đặc biệt là trong nhóm “90% DNA vô dụng” – tuân theo một luật lệ giống như tất cả các hệ thống ngôn ngữ của con người.

Để có được kết quả này họ đã so sánh các cấu trúc ngôn từ cú pháp, ý nghĩa, và những quy ước căn bản trong ngữ pháp. Họ tìm ra rằng các chất kiềm trong DNA cũng tuân theo một dạng ngữ pháp thông thường và cũng có những quy định giống như ngôn ngữ. Vì thế, ngôn ngữ đã không xuất hiện một cách ngẫu nhiên, nhưng là một sự phản ảnh, đối chiếu từ DNA vốn có trong con người.

Nhà phân sinh và lý sinh học người Nga Pjotr Garjajev và đồng nghiệp của ông cũng đã khảo sát về những hành vi rung động của DNA. Có thể tóm gọn trong một dòng: “Nhiễm sắc thể hoạt động y như một cỗ máy tính ảnh nổi (holographic) sử dụng phóng xạ laser DNA nội sinh.” Điều này có nghĩa là chúng có khả năng biến đổi một số chiều mẫu tần số (âm thanh) thành một thứ như tia laser, nó sẽ ảnh hưởng đến tần số DNA và như thế thông tin di truyền của chính nó.
Vì cấu trúc căn bản của những cặp kiềm DNA và của ngôn ngữ tương đồng với nhau, giải mã DNA là không cần thiết. Chúng ta chỉ cần đơn giản dùng từ ngữ và lời nói trong ngôn ngữ! Điều này cũng đã được chứng minh bằng thí nghiệm!

DNA sống sẽ luôn luôn phản ứng với những tia laser đã được tinh chỉnh bởi ngôn ngữ và ngay cả các tần sóng radio, nếu những tần số thích hợp (âm thanh) được sử dụng. Điều này cuối cùng cũng đã được giải thích một cách khoa học rằng tại sao ám thị, thôi miên và những kĩ thuật tương tự có thể có được những hiệu ứng mạnh mẽ lên con người. Nó hoàn toàn bình thường và tự nhiên vì DNA của chúng ta phản ứng với ngôn ngữ.

Trong khi các nhà nghiên cứu tây phương phải cắt bỏ những đoạn genes từ chuỗi DNA và chèn chúng vào những nơi khác, người Nga đã hăng hái tạo ra được những thiết bị có thể gây ảnh hưởng lên quá trình trao đổi chất tế bào qua những tần số radio và ánh sáng đã được tinh chỉnh và sửa chửa được các lỗi di truyền.

Họ còn thâu lại được những chiều mẫu thông tin của một DNA đặc thù và chuyển dẫn nó vào một DNA khác, dẫn đến việc tái lập trình toàn thể bộ gene của tế bào. Họ đã thực hiện thành công quá trình biến đổi phôi thai ếch thành phôi thai kì nhông đơn giản chỉ bằng cách chuyển dẫn chiều mẫu thông tin DNA! Bằng cách này toàn bộ thông tin đã được chuyển dẫn mà không để lại một hiệu ứng phụ hay mất cân bằng nào so với cách thức cắt dán DNA.

Điều này dẫn đến một cuộc cách mạng khó tin có thể thay đổi thế giới: đơn giản chỉ bằng cách áp dụng những rung động lực, tần số âm thanh và ngôn ngữ thay vì phương pháp cắt dán thô sơ.

Thí nghiệm này hướng đến một sức mạnh lớn lao của ngành sóng di truyền, nó rõ ràng là có ảnh hưởng nhiều hơn lên thông tin của sinh vật hơn là những quá trình hóa sinh của các dãy kiềm.

Một bài học có thể được rút ra từ dữ kiện này là nếu ta có thể thay đổi được tần số của mình ta có thể thay đổi được DNA. Tâm thức cá nhân nào càng phát triển càng ít phải cần đến bất kì một công cụ máy móc nào như trong các thí nghiệm. Một người có thể tự mình đạt được những kết quả như ý. Tất nhiên cái tần số phải đúng. Và đây là lý do tại sao cùng một năng tần mà không thể ảnh hưởng đồng nhất lên tất cả mọi người. Cá nhân đó phải làm việc với những quy trình biến triển nội tại để thiết lập một sự liên thông ý thức trực tiếp với DNA.

Tâm thức cá nhân nào càng phát triển càng ít phải cần đến bất kì một công cụ máy móc nào như trong các thí nghiệm. Một người có thể tự mình đạt được những kết quả như ý. Tất nhiên cái tần số phải đúng. Và đây là lý do tại sao cùng một năng tần mà không thể ảnh hưởng đồng nhất lên tất cả mọi người. Cá nhân đó phải làm việc với những quy trình biến triển nội tại để thiết lập một sự liên thức (hyper-communication) trực tiếp với DNA. Nó chưa kết thúc ở đây.

Các nhà khoa học Nga cũng đã khám phá ra rằng DNA của chúng ta có thể tạo ra được những định dạng rối loạn trong chân không, sản sinh ra những lỗ sâu từ năng (sâu trong ‘con sâu’) (magnetized wormholes). Lỗ Sâu tương đồng vi mô với những cái được gọi là cầu nối Einstein-Rosen liên quan đến Lỗ Đen (là cái được để lại bởi những ngôi sao đã chết)

Những kết nối kênh dẫn giữa các vùng hoàn toàn khác biệt trong vũ trụ mà qua nó thông tin có thể được dịch chuyển vượt ngoài không-thời. DNA thu hút từng miếng nhỏ thông tin và chuyền chúng đến ý thức của chúng ta. Quy trình siêu liên thức này (thần giao cách cảm, nhập đồng) có hiệu quả nhất khi ở trong tình trạng thư giãn.

Lo lắng, trầm cảm hay một tâm trí siêu năng động ngăn ngừa quá trình siêu liên thức hoặc thông tin sẽ hoàn toàn bị bóp méo và vô dụng. Trong thiên nhiên, siêu liên thức đã được áp dụng thành công trong hàng triệu năm. Cơ cấu tổ chức nhịp nhàng trong đời sống côn trùng chứng minh điều này một cách sâu sắc. Con người hiện đại chỉ biết đến nó trên một bình diện tinh tế gọi là trực giác. Nhưng chúng ta, nếu biết cách, có thể tìm lại được toàn bộ lợi ích của nó.

Một ví dụ từ thiên nhiên, khi một con kiến cái chúa rời khỏi thuộc địa của nó, những con kiến thợ còn lại vẫn tiếp tục làm việc nhiệt thành theo kế hoạch. Tuy nhiên, nếu kiến chúa chết, mọi công việc trong tổ kiến lập tức ngừng hoạt động. Những con kiến sẽ không biết phải làm gì nữa. Rõ ràng rằng, kiến chúa có khả năng phát truyền cái kế hoạch hoạt động, ngay cả khi nó ở một nơi cách xa, đến miền thức tập thể của đàn kiến. Nó có thể ở xa thật xa không cần biết, miễn là nó còn sống.

Ở loài người, siêu liên thức thường được bắt gặp khi một người bỗng nhiên đạt được kết nối với thông tin nằm ngoài nền kiến thức của họ. Sự siêu liên thức này được trải nghiệm dưới hình thức như những nguồn cảm hứng hay trực giác, hay trong một buổi nhập đồng. Nhà soạn nhạc người Ý Giuseppe Tartini, là một ví dụ, một đêm mơ thấy rằng có một con quỉ (devil) ngồi kế bên giường ngủ của ông và chơi một bản nhạc violin. Sáng hôm sau Tartini đã viết lại chính xác toàn bộ bản nhạc đó từ kí ức. Ông đặt tên bản nhạc đó là Devil’s Trill Sonata.

Trong quyển sách Vernetzte Intelligenz của Grazyna Gosar và Franz Bludorf, họ đã giải thích chính xác và rõ ràng những mối liên hệ này. Tác giả cũng đã trích dẫn nhiều nguồn chỉ ra rằng thời xa xưa loài người cũng đã từng sống rất giống loài vật: có liên kết chặt chẽ với miền thức chung của cộng đồng và vì thế hành động theo nhóm. Để có thể phát triển và trải nghiệm tính cách cá nhân, tuy nhiên, loài người phải quên đi khả năng siêu liên thức gần như là hoàn toàn.

Giờ đây tâm thức cá nhân trong chúng ta đã tương đối ổn định, chúng ta có thể hình thành một đạng tâm thức tập thể mới – cái mà trong đó chúng ta có được kết nối đến tất cả thông tin qua DNA của chúng ta mà không bị buộc phải hay kiểm soát về việc phải làm gì với thông tin đó. Ngày nay chúng ta biết rằng cũng như khi chúng ta sử dụng internet, DNA của chúng ta cũng có thể đưa dữ liệu vào mạng lưới, hay cũng có thể trích dữ liệu ra từ mạng lưới. Chữa bệnh từ xa, thần giao cách cảm hay cảm nhận từ xa về tình trạng của một người khác vì thế đã có thể được giải thích. Nhiều con vật biết được khi nào chủ của nó trở về nhà. Vấn đề này cũng có thể được lý giải qua khái niệm về tâm thức tập thể và siêu liên thức.

Bất kì miền thức tập thể nào đều không thể được sử dụng mà không có một tâm thức cá thể; nếu không chúng ta sẽ trở ngược về bản năng bầy đàn sơ khai, cái có thể dễ dàng bị điều khiển. Siêu liên thức trong thiên niên kỉ mới có một ý nghĩa hoàn toàn khác.

Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng nếu con người với ý thức cá nhân đầy đủ sẽ có lại được cái ý thức tập thể, họ sẽ có được những năng lực siêu thường để sáng tạo, sửa đổi và định hình sự vật trên trái đất. Và loài người một cách tập thể đang đi đến cái miền thức tập thể mới này.

50% học sinh cảm thấy khó khăn khi đi học, vì cái hệ thống gom tất cả học sinh lại và đòi hỏi điều chỉnh. Nhưng ý thức cá nhân của trẻ em ngày nay quá mạnh nên chúng từ chối sự điều chỉnh này và chống lại việc buông bỏ những đặc tính cá nhân của chúng bằng những cách đa đạng nhất.

Cùng lúc đó càng ngày càng có nhiều những đứa trẻ thấu thần (clairvoyant) được sinh ra. Có cái gì đó trong những đứa trẻ này đang vươn tới miền tâm thức tập thể mới này hơn, và nó không thể nào có thể bị kiềm hãm nữa.

Như một quy luật, thời tiết là một ví dụ, khó có thể nào bị tác động bởi một cá nhân duy nhất. Nhưng nó có thể được tác động bởi miền thức tập thể (điều này không có gì mới đối với một số bộ tộc bản địa). Thời tiết bị tác động mạnh mẽ với các tần số cộng hưởng của Trái Đất (tần số Schumann). Nhưng những tần số đó cũng có thể được não bộ chúng ta tạo ra, và khi có nhiều người cùng đồng hưởng một ý nghĩ hay khi có những cá nhân (những bậc thầy tâm linh, ví dụ) tập trung ý nghĩ của họ một cách mạnh mẽ như một tia laser, thật không có gì ngạc nghiên khi họ cũng có thể tác động lên thời tiết.

Nền văn minh hiện đại ngày nay nếu tập trung phát triển miền thức tập thể sẽ không gặp phải những vấn đề về môi trường hay tình trạng thiếu hụt năng lượng: vì nếu nó sử dụng được nguồn năng lực tinh thần này như một cộng đồng hợp nhất, nó sẽ kiểm soát được toàn bộ nguồn năng lượng của hành tinh như một hệ quả tất yếu.

Khi có một số lượng lớn người biết kết hiệp với những ý nghĩ cao thượng ví dụ như khi thiền quán về hòa bình – những khả năng bạo lực sẽ tan biến.

Một cách rõ ràng, DNA đồng thời cũng là một chất siêu dẫn (superconductor) hữu cơ và có thể hoạt động ở một nhiệt độ cơ thể bình thường, trái với chất siêu dẫn nhân tạo, nó đòi hỏi một nhiệt độ cực thấp -250 °C đến -135 °C để có thể hoạt động. Thêm vào đó, mọi chất siêu dẫn đều có thể chứa ánh sáng, và vì thế thông tin. Điều này lý giải như thế nào mà DNA có thể chứa thông tin.

Còn có một hiện tượng khác liên quan đến DNA và các lỗ sâu. Bình thường thì các lỗ sâu cực nhỏ rất không ổn định và chỉ tồn tại được trong vài sát na. Dưới một số điều kiện ổn định lỗ sâu có thể tự kết cấu, và sau đó hình thành nên những miền chân không (vacuum domains) đặc thù trong đó, ví dụ như, trọng lực có thể biến đổi thành điện năng. Các miền chân không là những quả cầu khí được ion hóa tự sáng (self-radiant balls of ionized gas) chứa đựng một mức năng lượng đáng kể. Có nhiều vùng trong nước Nga nơi mà những quả cầu phát sáng này xuất hiện rất thường xuyên.

Để tìm hiểu về sự mập mờ này những người Nga đã tiến hành nhiều chương trình nghiên cứu quy mô cuối cùng đã dẫn đến những khám phá kể trên. Nhiều người biết rằng các miền chân không như những quả cầu sáng loáng trên bầu trời. Qua bài viết này chúng ta đơn giản là đã bước được một bước lớn để thấu hiểu thực tại.

===============

LX chuyển dịch
http://www.fosar-bludorf.com/index_eng.htm
http://www.papimi.gr/rusDNAdisc.htm

Nhạc được tạo ra với hệ tần số 432 hz có ảnh hưởng tích cực lớn hơn nhiều lần so với nhạc bình thường 440 hz. Có thể nghe nhạc 432 khi thiền định.

 

Group 432 trên Facebook: https://www.facebook.com/groups/137682849637242/

Bông Hoa Sự Sống nắm giữ một bí mật mà qua đó người ta có thể khám phá ra các chiều mẫu (pattern) quan trọng và thiêng liêng nhất trong vũ trụ. Đây là nguồn gốc của tất cả những gì tồn tại, nó được gọi là Quả Sự Sống (Fruit of Life). Nó chứa 13 hệ thống thông tin. Mỗi hệ thống giải thích một khía cạnh khác nhau của thực tại. Vì vậy, các hệ thống này có thể cho phép chúng ta truy cập vào tất cả mọi thứ khác nhau, từ cơ thể con người đến các thiên hà. Trong hệ thống đầu tiên, ví dụ, nó có thể tạo ra bất kỳ cấu trúc phân tử và cấu trúc tế bào sống nào đang tồn tại trong vũ trụ. Nói ngắn gọn là tất cả mọi sinh vật sống.

Nếu bạn đặt lên một tấm bản đồ (sau khi có được một tỉ lệ chính xác) với một Bông Hoa Sự Sống đầy đủ, tất cả các địa điểm thiêng liêng, những tảng đá đứng khổng lồ, v.v, …, sẽ lọt ngay vào trung tâm sáu điểm.

Hạt Giống Sự Sống (The Seed of Life)

Hạt Giống Sự Sống được tạo ra từ 7 vòng tròn cân đối đan xen vào nhau

Hạt Giống Sự Sống là một biểu tượng miêu tả “7 ngày tạo dựng trời đất” mà Thiên Chúa trong Kitô Giáo đã tạo ra sự sống [Sáng Thế Kí – Genesis 2:2-3, Xuất Hành – Exodus 23:12, 31:16-17, Isaiah 56:6-8.]

Bước đầu tiên để tạo ra Hạt Giống Sự Sống (hay Bông Hoa Sự Sống) bắt đầu với một vòng tròn (trong 2D) hay một khối tròn (trong 3D).

Theo một số tôn giáo, bước đầu tiên để tạo ra Hạt Giống Sự Sống là một hình bát diện (8 mặt – octahedron) bởi một Đấng Sáng Tạo thiêng liêng (hay “Trời”, “Chúa”, “Thượng Đế”)

Bước tiếp theo hình bát diện này sẽ xoay quanh trục của nó. Như vậy, một khối tròn sẽ được hình thành.

  

“Bước đầu tiên” không nên bị nhầm lẫn với “ngày đầu tiên”, ngày đầu của sáng thế.

Ngày đầu tiên được xem là sự hình thành của Vesica Piscis (2 vòng tròn nối nhau – nghĩa đen tiếng Latin là Bàng Quang Cá). Sau đó là sự hình thành của Kiềng 3 Chân Sự Sống (Tripod of Life) trong ngày thứ hai. Cứ tiếp theo mỗi ngày có một khối tròn được thêm vào cho tới khi tất cả bảy khối tròn tạo ra Hạt Giống Sự Sống trong ngày thứ sáu của Sáng Thế. Ngày thứ bảy là ngày nghỉ ngơi, được biết đến như là ngày Sa Bát (Sabbath, hay Shabbat)

Trứng Sự Sống (The Egg of Life)

Sau khi Hạt Giống Sự Sống được hình thành, chuyển động xoắn đó vẫn tiếp tục, tạo nên một cấu trúc khác được biết đến là Trứng Sự Sống (The Egg of Life)

Cấu trúc này hình thành nền tảng cho âm nhạc, như khoảng cách giữa các khối tròn giống hệt khoảng cách giữa các âm (tones) và các bán âm (half tones) trong âm nhạc. Nó cũng giống hệt các cấu trúc tế bào của sự phân chia phôi thứ ba (tế bào đầu tiên phân chia thành hai tế bào, sau đó bốn tế bào sau đó đến tám). Vì vậy, cấu trúc này khi nó được phát triển hơn nữa, tạo ra cơ thể con người và tất cả các hệ thống năng lượng bao gồm các hệ thống được sử dụng để tạo ra Merkaba. Nếu chúng ta tiếp tục tạo ra các khối tròn nhiều hơn và nhiều hơn nữa, chúng ta sẽ kết thúc với một cấu trúc được gọi là Bông Hoa Sự Sống.

Bông Hoa Sự Sống

Bông hoa Sự Sống là tên gọi hiện đại được đặt cho một mô hình hình học bao gồm nhiều vòng tròn chồng lên nhau có khoảng cách đều nhau. Chúng được sắp xếp để tạo thành một mô hình giống như một bông hoa có tính đối xứng gấp sáu lần. Dạng phổ biến nhất của “Bông Hoa Sự Sống” là mô hình lục giác (nơi tâm của mỗi vòng tròn được nằm trên chu vi của 6 vòng tròn xung quanh có cùng đường kính), tạo thành 19 vòng tròn đầy đủ và 36 phần vòng cung, nằm gọn trong một vòng tròn lớn.

Nó được coi là một là một biểu tượng của hình học thiêng liêng, chứa đựng các giá trị tôn giáo cổ đại. Nó miêu tả các hình thức cơ bản của không gian và thời gian. Theo nghĩa này, nó là một biểu hiện hình ảnh của những kết nối sự sống thêu dệt qua tất cả chúng sinh, và nó được cho là chứa một loại Hồ Sơ Akashic (Akashic Record) của các thông tin cơ bản của tất cả các sinh vật sống.

“Bông Hoa Sự Sống” có thể được tìm thấy trong tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới. Nó chứa các chiều mẫu sáng tạo (patterns of creation) khi chúng bắt đầu trồi hiện lên từ “Đại Hư Không”. Mọi thứ đã được tạo ra từ tư tưởng của Đấng Sáng Tạo.

Trong thế kỷ 13, một nhóm Cabalist (người theo đạo Kabbalah) từ Pháp đã thành công, thông qua phân tích hình học, trong việc chia toàn bộ bảng chữ cái tiếng Do Thái thành một trật tự bằng cách sử dụng Hạt Giống Sự Sống. Bảng chữ cái này tương tự một cách đáng kể như của nhà hiền triết tôn giáo Rashi, người viết bài bình luận của ông về Cựu Ước vào thời gian đó tại Pháp.

Bông Hoa Sự Sống nắm giữ một bí mật mà qua đó người ta có thể khám phá ra các chiều mẫu (pattern) quan trọng và thiêng liêng nhất trong vũ trụ. Đây là nguồn gốc của tất cả những gì tồn tại, nó được gọi là Quả Sự Sống (Fruit of Life). Nó chứa 13 hệ thống thông tin. Mỗi hệ thống giải thích một khía cạnh khác nhau của thực tại. Vì vậy, các hệ thống này có thể cho phép chúng ta truy cập vào tất cả mọi thứ khác nhau, từ cơ thể con người đến các thiên hà. Trong hệ thống đầu tiên, ví dụ, nó có thể tạo ra bất kỳ cấu trúc phân tử và cấu trúc tế bào sống nào đang tồn tại trong vũ trụ. Nói ngắn gọn là tất cả mọi sinh vật sống.


Có rất nhiều niềm tin tâm linh gắn liền với Bông Hoa Sự Sống, ví dụ như, những mô tả của các Khối Đa Đồng Giác (Platonic Solids) được tìm thấy trong biểu tượng của Khối Thập Tam Cầu (Metatron’s Cube) (mô hình với 13 vòng tròn với các đường thẳng liên kết từ tâm mỗi vòng tròn), mà có thể đã được bắt nguồn từ các Bông Hoa Sự Sống. Các Khối Đa Đồng Giác này là những dạng hình học được nói rằng chúng hoạt động như một khuôn mẫu mà từ nó mọi sự sống triển nở .

Trái Sự Sống

Biểu tượng “Trái Sự Sống” gồm có 13 vòng tròn được lấy từ mô hình Bông Hoa Sự Sống.

Trái Sự Sống được cho là một bản thiết kế của vũ trụ, chứa đựng nền tảng sở cho các cấu trúc của mỗi nguyên tử, cấu trúc phân tử, dạng sự sống, và tất cả mọi thứ tồn tại. Nó chứa đựng nền tảng hình học để phác thảo ra Khối Thập Tam Cầu, và mang ra các Khối Đa Đồng Giác. Nếu tâm của mỗi vòng tròn được coi là một “nút”, và mỗi nút được kết nối với mỗi nút khác bằng một đường thẳng duy nhất, tổng cộng 78 đường thẳng được tạo ra, tạo thành một loại hình khối (Khối Thập Tam Cầu).

Cây Sự Sống (The Tree of Life)

Biểu tượng Cây Sự Sống có thể được bắt nguồn từ Bông Hoa Sự Sống. Cây Sự Sống là một khái niệm, một ẩn dụ về sự đồng nguồn (common descent) và là một chủ đề trong nhiều ngành thần học và triết học khác nhau trên thế giới. Điều này trong lịch sử đã được áp dụng qua bởi một số Kitô hữu, người Do Thái, Hermes gia (Hermeticists) , và Mạc sĩ (Pagans). Cùng với Hạt Giống Sự Sống, nó được cho là một phần của hình học song song với chu kỳ của cây ăn trái. Mối quan hệ này đã được ngụ ý khi hai mô hình này được chồng lên nhau.


Cây Sự Sống được công nhận rộng rãi như là một khái niệm trong Đạo Kabbalah, được sử dụng để hiểu được bản chất của Trời và cách thức mà trong đó Trời đã tạo ra thế giới từ hư không. Đạo hữu Kabbalah phát triển khái niệm này thành một mô hình thực tại đầy đủ, bằng cách sử dụng hình ảnh cái cây để miêu tả một “bản đồ” của sự sáng tạo. Cây Sự Sống đã được gọi là “vũ trụ học” của đạo Kabbalah. Nhiều người tin rằng Cây Sự Sống của đạo Kabbalah tương ứng với Cây Sự Sống đã đề cập trong Sáng Thế Ký chương 2 câu 9.

Mạng Lưới Thế Giới: Cái vô hình trở nên hữu hình.

Một phần của mạng lưới thế giới, vô hình bao trùm hành tinh. Mạng Lưới được dựa trên toàn bộ Bông Hoa Sự Sống và hình lục giác / lục đỉnh (hexagon/hexagram). Đường kính của vòng tròn đầu tiên được tính bằng cách vẽ một đường từ Orkney tới Stonehenge (tình cờ đường thẳng này chạy ngang nhà nguyện Rosslyn mà là chính xác là ở giữa, đây có thể chính là Đường Hoa Hồng (Rose Line) thật sự. Tất cả địa điểm cổ đại của châu Âu (những vòng tròn bằng đá tượng trưng cho hoa) có thể được tìm thấy nằm trên một trong những đường này. Mạng Lưới cũng liên kết tất cả đại điểm cổ đại lại với nhau. Nhiều trong số các địa điểm thiêng liêng lâu đời nhất nằm nằm trung tâm của sáu điểm.

Bằng Chứng về  Bông Hoa Sự Sống được phát hiện khắp nơi trên thế giới

Stonehenge

(Flower of Life – Thổ Nhĩ Kỳ)

Flower of Life – Amistar, Ấn Độ

Flower of Life – Amistar, Ấn Độ(lại gần)

được tìm thấy trên một số cột trụ trong “Osireion” tại Abydos ở Ai Cập

Thượng Hải, Trung Quốc

Bia mộ các Hiệp Sĩ Đền Thánh trong nhà thờ Thánh Magnus tại Kirkwall

(Bông Hoa Sự Sống trong các tài liệu của Leonardo da Vinci)

[LX Chuyển Dịch]

Nguồn:

Wikipedia

http://blog.world-mysteries.com/science/the-flower-of-life/

http://www.world-mysteries.com/sar_sage1.htm

Một người chỉ có thể kiểm soát 7 chakras của mình khi tinh tấn hết tất cả 7 bài học sau đây.

LX 1: Những bài học liên quan đến thế giới vật chất…. Những nhu cầu sinh sống căn bản nhất như ăn uống, ngủ nghỉ. Ngăn trở bởi sự sợ hãi.

LX 2: Những bài học liên quan đến dục vọng. Ngăn trở bởi lòng tham.

LX 3: Những bài học về ý chí. Ngăn trở bởi mặc cảm.

LX 4: Những bài học về tình yêu, sự tha thứ. Ngăn trở bởi u sầu.

LX 5: Những bài học về khả năng giao tiếp. Ngăn trở bởi dối trá.

LX 6: Những bài học về trực giác, trí tuệ. Ngăn trở bởi bản ngã.

LX 7: Những bài học về tâm linh, tâm thức. Ngăn trở bởi những ràng buộc trần gian.

Akasha (hay Akash, Aakaashá, Ākāśa, आकाश), là một từ trong Phạn ngữ mang ý nghĩa “aether” (chất dĩ thái) theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.


1. Ý nghĩa trong các hệ thống tư tưởng khác nhau

 

1.1. Hinduism (Đạo Hindu – Ấn Độ Giáo)

Trong đạo Hindu, Akasha có nghĩa là cơ sở và bản chất trong thế giới vật chất; nguyên tố đầu tiên trong trung giới (astral world) (cõi giới trung gian giữa cõi trần và cõi trời) (Khí, Lửa, Nước, Đất theo thứ tự là 4 nguyên tố còn lại). Nó là một trong Panchamahabhuta, hay “ngũ hành”, đặc điểm chính của nó là Shabda (âm thanh). Trong Phạn ngữ nó có nghĩa là “không gian”, nguyên tố đầu tiên của sáng tạo. Trong tiếng Hindi, Marathi, và Gujarati, và nhiều ngôn ngữ Ấn Độ khác, ý nghĩa của từ Akasha đã được chấp nhận là “bầu trời”.

Hai trường phái triết lý Hindu là Nyaya và Vaisheshika nói rằng Akasha hay chất dĩ thái là một thể chất vật lý thứ năm, là tiền trợ cho chất lượng âm thanh. Nó là cái Một, cái Vĩnh Hằng, và cái Bao Trùm Tất Cả thể chất vật lý, cái không thể nhận thấy.

Theo trường phái triết lý Samkhya trong Hindu, Akasha là một trong năm Mahābhūtas, (Đại Nguyên tố thể lý) có thuộc tính cụ thể của âm thanh.

1.2 Kỳ Na Giáo (Jainism)

Akasha là không gian trong khái niệm về vũ trụ của Kỳ Na Giáo. Nó thuộc trong hạng mục Ajiva, được chia làm hai phần: Loakasa (phần quá khứ được bao lấp bởi thế giới vật chất) và Aloakasa (khoảng không gian ngoài nó, cái hư vô và trống rỗng tuyệt đối). Trong Loakasa, vũ trụ chỉ hình thành nên một phần. Akasha là cái cho nó không gian và tạo thêm chỗ cho sự tồn tại của tất cả vật chất mở rộng khác.

1.3 Phật Giáo

Trong hiện tượng học (phenomenology) Phật giáo, Akasha được chia thành Skandha, Desa, và Pradesa.
Vaibhashika, một trong những tông phái đầu đời của Phật giáo, cho rằng sự tồn tại của Akasha là có thật.
Ākāsa được nhận định là arūpa (vô dạng) jhāna (thiền)(arūpajhāna) đầu tiên, nhưng thường được dịch là “không gian vô tận”.

1.4 Thông Thiên Học (Theosophy)

Thông thiên học đã phổ biến từ Akasha như là một tính từ, qua các thuật ngữ như “Akashic Records” (Hồ sơ Akashic) hay “Thư Viện Akashic”, ám chỉ một lược thư dĩ thái (ethereal compendium) của tất cả kiến thức và lịch sử.

1.5 Mạc Giáo (Paganism) hiện đại

Nhiều Mạc sĩ hiện đại tin rằng Akasha, Linh Hồn, là nguyên tố thứ 5. Scott Cunningham (tác giả nhiều đầu sách về Wicca (Phù Giáo)) mô tả Akasha như là một nguồn lực tâm linh bốn nguyên tố Đất, Khí, Lửa, và Nước hạ xuống từ. Một số tin rằng sự kết hợp của 4 nguyên tố tạo ra Akasha, và rằng Akasha tồn tại trong mọi sinh linh hiện hữu; không có Akasha, không có tinh thần, linh hồn, phép thuật.

Ngũ hành được kiểm soát để tạo ra những thay đổi tích cực trên trái Đất. Việc này được thực hiện qua thiền định để mang lại nhiều thay đổi lợi ích cho cuộc đời một người.

Những người tu tập học cách gìn giữ thể trạng và thần trạng khỏe mạnh qua thiền định, rèn luyện, ăn uống và các nghi lễ. Họ được yêu cầu phải có một lòng quyết tâm sâu sắc về con đường đời họ.

Đất được xem là “bắc”; Lửa là “nam”; Khí là “đông”, Nước là “tây”, và Akasha là “tâm”.

[LX chuyển dịch] 
Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Akasha

Luân Xa 1
Tôi an toàn.
Tôi tin nhiều hơn. Tôi sợ ít hơn
Tôi cân bằng và vững vàng..

Luân Xa 2
Tôi cảm nhận được các cảm xúc và nỗi đau
Tôi đánh thức niềm hăng say của mình
Tôi buông bỏ ngay phút giây này

Luân Xa 3
Tôi can đảm
Tôi trọn vẹn.
Tôi đứng với sức mạnh tôi.

Luân Xa 4
Tôi được yêu, tôi cho tình yêu vào.
Tôi tốt với bản thân.
Tôi sống trong bình an và lòng tri ân

Luân Xa 5
Tôi chơi với sáng tạo
Tôi tự tạo ra hiện thực
Tôi biết và chia sẻ sự thật tôi

Luân Xa 6
Tôi tôn trọng trực giác của tôi
Tôi chấp nhận con đường của tôi
Tôi đang chữa lành: thể xác, tâm trí, và tinh thần

Luân Xa 7
Tôi liên kết với Tinh Thần
Tôi mời gọi điều biến đổi thiêng liêng
Tôi ôm trọn sự kết hợp của mọi chúng sinh.

Luân Xa 1

Thân thể tôi là một nơi huy hoàng để sống.

Tôi vui mừng vì tôi đã chọn chính thân xác này vì nó hoàn hảo đối với tôi trong kiếp sống này.

Tôi là sự biểu hiện của một sức khỏe dồi dào.

Tôi an toàn. Tôi vững vàng.

Tôi thanh thản trong thế giới vật chất mà tôi đang sống.

Luân Xa 2

Tôi thừa nhận những nét riêng của tôi.

Tôi là sự biểu lộ đặc biệt của năng lượng thiêng liêng trong hình thù vật chất.

Tôi thừa nhận những đặc tính vật chất và những cảm giác xác thịt của thân xác tôi.

Tôi là một thực thể gợi cảm và sáng tạo.

Tôi chỉ thu hút những mối quan hệ trọn vẹn và dưỡng nuôi vào cuộc đời tôi.

Luân Xa 3

Tôi rộng mở với tất cả năng lực tôi. Tôi sống một cuộc đời trung thực.

Tôi có đủ sức mạnh để gặt hái những ước mơ của tôi. Bất cứ chuyện gì tôi làm đều nhiều hơn mức cần thiết.

Tôi trọn vẹn đầy đủ giống như chính tôi.

Trong những trường hợp khó khăn tôi vẫn thoải mái và tập trung vào những kết quả tích cực.

Tôi bình an với chính tôi. Tôi thu hoạch năng lượng cá nhân tôi.

Tôi có thể. Tôi sẽ. Tôi làm.

Luân Xa 4

Tôi rộng mở với nguồn trữ tình yêu sâu trong tim tôi.
Tôi đang yêu, và tôi được yêu!
Tôi tinh tế, thương yêu và quyết tâm tới sự nảy nở của người khác.
Tôi thỏa thích và vui mừng tới sự thành công của người khác.
Tôi rộng mở trái tim ôm trọn cả thế giới như một gia đình loài người.
Tôi sẵn sàng buông bỏ quá khứ và tha thứ bản thân và người khác.
Tôi Yêu!

Luân Xa 5

Tôi rộng mở với chân lý vũ trụ trong tôi.
Tôi nói sự thật tôi.
Tôi biểu lộ bản thân rõ ràng và tự tin.
Tôi tự tạo thực tại tôi.
Tôi công nhận sức mạnh lời nói có thể tạo được những gì tôi định đặt.
Tôi nói.

Luân Xa 6

Tôi tĩnh và tôi trong.
Tôi rộng mở với trí tuệ khắc sâu trong tôi.
Tôi tin vào trực giác và đi theo nó.
Tôi liên kết với bản thể cao cả.
Tôi là nhân chứng.
Tôi hình dung một thế giới hòa bình và tươi đẹp.
Tôi buông bỏ tất cả ràng buộc rằng mọi thứ phải theo ý tôi.
Tôi Thấy.

Luân Xa 7

Đời tôi được thiêng liêng dẫn dắt và
Tôi luôn đi theo một chiều hướng tốt đẹp nhất.
Tôi rộng mở để đón nhận sự dồi dào vô tận của vũ trụ.
Nguồn năng lượng chữa lành vũ trụ cuộn trào và thôi thúc qua tôi.
Tôi biết. Tôi hiểu!

[Nguyen Hoang Huy chuyển dịch]

(sưu tầm)

LUÂN XA 

1 – KHÁI NIỆM

Luân xa trong yoga, tiếng Phạn là chakra, là những đầu mối thu – phát năng lượng (khí), qua đó nguồn khí đại vũ trụ đổ dồn vào tiểu vụ trụ theo chiều xoáy hình phễu. Người ta đã biết tới luân xa qua hàng ngàn năm nay, nó luôn tồn tại trong cơ thể mọi người, nhưng luân xa hoạt động kém, hoặc chưa được khai thông, vì vậy nó gây cản trở con người hấp thụ nguồn tinh lực đó. Người bình thường không nhìn thấy luân xa, nhưng đối với ai đã dày công tu luyện thì có thể nhìn thấy các luân xa tương tự như bánh xe luôn quay tròn, hoặc trông giống bông hoa sen xòe cánh nhiều màu sắc. Kích thước, tốc độ quay khác nhau của mỗi luân xa mang những thông tin khác nhau và có cả các điều bí ẩn chưa khám phá. Màu sắc sáng hoặc tối của luân xa nói lên lực tâm linh và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Người chuyên tâm luyện tập có thể nhìn thấy tốc độ quay của luân xa tương ứng với cường độ ánh sáng bao phủ quanh người, gọi là “hào quang sức khỏe”, biểu hiện sức khỏe của mỗi người. Còn hào quang trên đầu là vòng “hào quang trí tuệ“ của các nhà thông thái giống như ảnh Phật, Chúa, tiên và các thánh. Trong con người, luân xa khai mở với nhiều mức độ khác nhau, nên năng lực trí tuệ mỗi người cũng khác nhau. Vì vậy, sự hiểu biết của mỗi con người cũng có chỗ giống – khác nhau hoặc hơn – kém nhau là việc bình thường. Mức độ khai mở luân xa tốt và cao phụ thuộc vào các yếu tố như thiên bẩm, dày công tu luyện, tai nạn đột biến, sống trở lại sau nhiều ngày chết lâm sàng, hoặc do lực của nhà khí công tác động vào…

Người luân xa quay ở mức trung bình là người có sức khỏe tốt, không bệnh, làm việc hăng say. Người luyện tập đều đặn luân xa sẽ quay ở mức độ cao hơn trung bình, là người có đầu óc nhạy bén làm việc không biết mệt, quan tâm đến lĩnh vực khoa học. Nếu luân xa khai mở cao hơn nữa thì người có óc sáng tạo và có khả năng đặc biệt. Các luân xa khai mở hoàn hảo người có thần thông quảng đại, trí tuệ siêu việt, là đấng đại giác chí tôn. Ngược lại luân xa khai mở dưới mức trung bình thì màu sắc mờ tối, cơ thể đang mắc bệnh hay rất tồi tệ; luân xa khai mở không bình thường thì màu sắc lộn xộn, trí tuệ kém, mọi sự hoạt động đều kém hiệu quả, tinh thần không ổn định, hay hoang tưởng hoặc đang bị tẩu hỏa nhập ma, v.v…

Trong Khí Công Kim Cang Thiền, tám luân xa của con người gắn liền với bát quái trong Kinh Dịch. Đại vũ trụ có bát quái, tiểu vũ trụ có tám luân xa. Đó là 8 trọng điểm kết nối sự sống con người với trời đất. Bát quái là khí của vũ trụ luôn chuyển động phát triển vạn vật, cân bằng âm dương trong thiên nhiên. Tám luân xa trong cơ thể con người là những trung tâm thu năng lượng vũ trụ giúp cơ thể có sự sống, năng lực sáng tạo và phát huy giúp ích cộng đồng, xã hội… Luân xa của các loài động vật khác thì phát ra màu sắc hào quang rất mỏng và mờ, không cao hay rực rỡ như của con người. Tuy vậy, trong điều kiện môi trường tự nhiên, sự quan hệ giao tiếp thông tin đa chiều nhằm duy trì và bảo vệ sự sống, mỗi loài vật đều phát triển kỹ năng tồn tại đặc biệt, ví dụ như thần giao cách cảm của chúng mạnh hơn cả con người.

Vị trí tám luân xa phân bố trên con người từ trên đầu và xuống theo cột sống lưng, đều trùng với các đại huyệt theo khoa châm cứu của Đông y. Mỗi Luân xa quản lý một khu vực riêng và một số cơ quan, nội tang trong cơ thể, vì vậy nếu nơi nào có phát sinh bệnh ta sẽ thấy luân xa quản lý nơi đó hoạt động dưới mức bình thường hoặc bị kẹt, làm cản trở sự vận chuyển khí bên trong cơ thể với khí bên ngoài. Vì vậy người xưa dạy: “Thuận cùng khí của trời đất thì sống, nghịch với khí của trời đất sẽ chết.”

2 – CHỨC NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÁM LUÂN XA

Các luân xa là một hệ thống tương thuộc, chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau nên không thể hoạt động đơn lẻ và rời rạc, vì vậy tác động của luân xa đến thể trạng mỗi người cần có sự đánh giá tổng thể. Việc phân tích và xem xét chi tiết từng luân xa dưới đây chỉ có tính tương đối để cho ta dễ hiểu được những chức năng chính của chúng.

Đối với tinh – khí – thần thì luân xa có vai trò như trợ thủ tuyệt đối trung thành và rất đắc lực. Luân xa khai mở thấp hay cao, tốt hay không đều do tinh – khí – thần điều động. Có thể ví tinh – khi – thần là “ông chủ”, còn các luân xa như người “đầu bếp tài ba”. Nếu ông chủ cần bất kỳ món ăn ngon, thức uống mới lạ nào trên thế giới thì các đầu bếp thiện nghệ của ông luôn sẵn sàng đáp ứng. Như vậy, nếu nỗ lực luyện tập tinh – khí – thần đúng cách, thì các luân xa càng khai mở tốt để giúp tinh – khí – thần luôn luôn sung mãn, lao động sáng tạo hiệu quả và huyền năng hé mở. Ngược lại, nếu luân xa chỉ hoạt động theo bản năng, thì tinh – khí – thần của một con người cũng chỉ bình thường, không có điều gì đặc biệt.

Có trường hợp nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn và túng quẫn, chỉ liên tục xoay xở, thậm chí giành giật với mọi người vì cuộc sống riêng tư, không biết tới tâm linh, thậm chí không nhớ đến tổ tiên… Bất chợt chỉ trong một phút giây vô tình tâm trí của họ nghĩ đến điều phúc thiện, hoặc buông bỏ tất cả sự vướn bận để tâm an định trong một khoảnh khắc thì các luân xa kinh dương (8 – 7 – 4 – 1) cùng khai mở tốt, bản tánh người ấy tự nhiên thay đổi rất nhanh, từ người hung dữ, ngang ngược nay lại rất hiền lành, có nghĩa cử cao đẹp, trí huệ sáng suốt… Khi nhóm luân xa kinh dương khai mở cao hơn nữa thì họ hay hướng về những nơi linh thiêng, bản thân xuất hiện trạng thái đồng cốt, có khả năng chữa lành bệnh cho nhiều người, thích ăn chay, hay làm công việc từ thiện và thích khám phá sự bí ẩn, v.v… Lúc này, họ cần phải bình tĩnh tìm đến chuyên gia tâm lý hoặc các nhà thông thái để lắng nghe điều giải thích thấu đáo với những lời khuyên đúng. Từ đó họ sẽ hướng theo chiều hướng có ích cho bản thân và mọi người, nếu không thì những khả năng mới xuất hiện ban đầu sẽ bị thui chột và dẫn đến các hành động sai trái.

Trong cuộc sống, nếu có những chuyện không may, những điều không tốt xảy ra, dù to hay nhỏ thì chúng ta phải bình tĩnh tâm niệm rằng, đó chỉ là sự thử thách… hãy áp dụng nụ cười nhẹ bên trong và dùng chữ nhẫn để hóa giải thì tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản, các luân xa sẽ khai mở cao hơn. Khi tu luyện gần đạt đến đích, ai cũng phải trải qua thử thách khốc liệt cản trở bước tiến, đó là thử thách cuối cùng nhằm nhắc nhở mỗi người phải luôn gìn giữ phẩm chất trong sạch trong lời nói và ý nghĩ để xứng đáng với phẩm chất cao đẹp. Qua luyện tập tự thấy mình ăn ít, ngủ ít hơn mà vẫn sung sức, tâm không tham lam, buồn phiền, tính không hờn giận, cố chấp, ích kỷ, tài đức trí tuệ hơn người, luôn thương yêu mọi người và muôn loài chúng sinh là sự thể hiện tám luân xa khai mở hoàn hảo.

Quá trình khai mở hoàn hảo tám luân xa gọi là “tám bậc đến siêu thức”, như tám ngọn đuốc thiêng sáng lên trong đêm tối giúp ta nhìn thấy lại chính mình, tức là nhìn thấy bản thể của mình rõ ràng trên bình diện cả vũ trụ. Mỗi luân xa khai mở mang một danh tính riêng như: động khí, thăng khí, hoà khí, hoả khí, nhu khí, ty khí, thanh khí và sắc khí. Mỗi danh tính nói lên sự biến đổi tế vi từ thể xác lẫn tâm hồn và chỉ có người luyện tập thành công mới cảm nhận được tất cả ý nghĩa của sự biến đổi đó.

Luân xa 1: Có 04 vòng quay, phát ánh sáng màu cam bao bọc thân thể, là vòng hào quang thứ nhất (tính từ thân người ra). Nó có chức năng quản lý điều hành dạ dày, mông bên phải, xương chậu bên phải, chân bên phải, hậu môn, bộ phận sinh dục nữ và môi miệng… Khi luân xa 1 hoạt động không bình thường làm dòng năng lượng bị kẹt thì các bộ phận nêu trên dễ bị đau yếu.

Luân xa 1 là nơi biểu hiện sức mạnh và sinh khí về mặt thể chất của một người, vì vậy nó còn là trung tâm chi phối cảm xúc về thể chất. Nếu luân xa 1 bị trở ngại, hoạt động không thoải mái làm cho các luân xa kinh dương hoạt động không thông suốt thì tinh thần con người không ổn định, có những hành động thiếu nghĩ suy, hay lo buồn vẩn vơ, cô đơn, ăn ngủ không ngon giấc. Những người bẩm sinh có luân xa 1 khai mở cao thì sớm phát triển những năng khiếu đặc biệt, có căn tu hành từ bé, có phần căn điển linh đồng cốt, say mê văn học, nghệ thuật, ham thích nghiên cứu khoa học và có tính hay hài hước. Người luyện tập các môn gần gũi với động khí công như tham gia các loại hình nghệ thuật như múa hát, vũ điệu dân gian, khiêu vũ nghệ thuật, thể dục nhịp điệu, thể hình và các môn giải trí có nhiều tính bổ ích khác sẽ giúp cho luân xa 1 có điều kiện khai mở tốt. Luân xa 1 khai mở trung bình khi đó ta cảm giác cơ thể có một sức mạnh khác thường, tay chân cứng chắc, ăn ngủ ít mà tinh thần vẫn sảng khoái và sáng suốt, trong giao tiếp được nhiều người chú ý, ái mộ, lúc ngủ có khi mơ thấy các hoạt động liên quan con trâu, hoặc các loài cầm thú khác. Người có luân xa 1 khai mở cao là người cái thế. Người dày công tu luyện trọn đời thì luân xa 1 sẽ khai mở hoàn hảo tâm linh thăng hoa vượt trên mọi kỳ nhân khác.

Trong tám bậc đến siêu thức, luân xa 1 mang tên “Động khí”, vì nơi này khí luôn có sự chuyển động. Đây chính là nơi sức sống hiện diện, vai trò của nó được coi như bộ rễ cây duy trì phát triển của thân, lá, hoa. Người tập luyện sao cho có cảm giác được động khí, vì đó là dấu hiệu tiến bộ đầu tiên và cũng là động lực duy nhất giúp ta hướng tới chân lý. Công việc này không chỉ đòi hỏi sự dũng cảm của bản thân, mà phải có cả sự dìu dắt tận tình của bậc chân sư đã từng trải.

Những người luyện tập yoga, tĩnh công, thiền định lâu ngày, tại luân xa 1 có sự rung chuyển co giật với nhiều biểu hiện khác nhau như ngứa ngáy, có kim châm chích, cảm giác có con gì đang chui vào, có khi phát ra tiếng kêu nhưng không phải là trung tiện, có trường hợp bị ảo giác dương cụ đang cương nở dần ra đến biến dạng khiến ta phải giật mình, lúc đang tỉnh táo không hề nghĩ đến tình dục mà bỗng nhiên sinh ra cơn thèm khát dâm dục rất khó chịu. Tất cả những điều đó chứng tỏ luân xa 1 đang khai mở tốt, mở cao hơn nữa thì trong những giấc ngủ ta thường mơ thấy nhiều cô gái xinh đẹp khỏa thân múa hát, thấy ân ái tận hưởng dục lạc. Nhưng phải lưu ý rằng dù mơ đến thế nào thì khi tỉnh dậy không thấy xuất tinh mới đúng là luân xa 1 đang khai mở cao. Đó là điều đáng quí, bởi vì việc tinh trùng đi ra là để sinh ra một con người, còn việc ngược lại là để sinh ra chính mình. Sau những lần mơ như vậy mọi bệnh trong người tan biến, sự trẻ trung trở lại gọi là “cải lão hoàn đồng”. Người luyện luân xa 1 lâu ngày hay gặp phải thử thách bất ngờ, có những biến cố như bị chết đi rồi sống lại, hoặc tự nhiên bị kẻ xấu hăm dọa chém giết, đánh chửi, nhục mạ, có khi bị quấy rối tình dục… Đó là lúc cần tỉnh táo nhất để vượt qua, nhiều người đã thất bại vì rơi vào cảnh “nợ trần chưa dứt, đường tu lỡ làng”.

Cổ nhân cho rằng luân xa 1 mở cao là vào “cửa thành cổ” của thế giới tâm linh siêu hình, bên trong cất giấu những tiềm năng kỳ diệu của con người. Nhưng trước đó luân xa 1 là cạm bẫy tiềm ẩn một khối khí nóng, nếu được kích họat khí bốc lên cao theo cột sống rất nguy hiểm như đánh thức con rắn độc nên người xưa gọi là “hỏa xà”, “kundalini”. Người tu luyện kém hiểu biết chỉ vì sự tò mò hoặc lòng tham mà cứ tìm cách khai mở luân xa 1 trước thì luồng hỏa xà sẽ đốt cháy hết những thành quả bao năm luyện tập và còn biến họ thành thân tàn ma dại. Muốn vượt qua những trở ngại trên hành giả cần tập luyện khai mở luân xa 4 trước tạo điều kiện cùng lúc luân xa 1 sẽ khai mở tự nhiên một cách an toàn.

Luân xa 2: Có 06 vòng quay, phát ra ánh sáng màu vàng bao bọc thân thể, là vòng hào quang thứ hai. Nó có chức năng quản lý điều hành lá lách, các cơ, bắp thịt, nửa thân dưới bên trái, vùng hông bên trái, chân bên trái, mông bên trái, xương chậu trái, bộ phận sinh dục nam và môi miệng.

Luân xa 2 kết hợp với luân xa 1 để xác định năng lực dục trong cơ thể và phẩm chất tình yêu. Những người bẩm sinh có luân xa 2 khai mở cao thì có chí khí lớn, tướng mạo thanh tú, có năng khiếu thể thao, nghĩa cử cao đẹp, hấp dẫn người khác giới và được nhiều người hâm mộ. Luân xa 2 hoạt động kém thì cơ thể gầy yếu, chán nản mọi điều… Khi luân xa 2 hoạt động tốt thì cảm thấy sung sức, làm việc không mệt mỏi, ăn ngủ tốt, luôn hoạt bát, lạc quan yêu đời, không gặp ác mộng và hay mơ thấy những cuộc vui hấp dẫn và kỳ lạ. Người có luân xa 2 khai mở cao có sức mạnh vô địch. Người có luân xa 2 khai mở hoàn hảo là đấng hùng anh, vị tướng tài ba, văn võ song toàn rạng danh thơm khắp thiên hạ…

Trong tám bậc đến siêu thức, luân xa 2 mang tên “Thăng khí”, vì nơi này khí thường bốc lên. Luân xa 2 biểu hiện sự khai mở là cơ thể thường đổ ra nhiều mồ hôi, có lúc ướt đẫm toàn thân. Khi luân xa 2 khai mở cao thì cơ thể chuyển động và có cảm giác khí đang di động bên trong cơ thể. Trong những buổi luyện tập, tự nhiên ta thấy thân thể xuất hiện những cảm giác ngoài ý muốn như ngứa ngáy rất khó chịu, một vài cử động như người quay vòng, đầu lắc, múa tay chân, rung giật cả người hoặc cười, khóc, la, đó là những trạng thái động trong vô thức (động trong tịnh). Đó cũng là những biểu hiện thành công bước đầu luyện tập, vì quá trình khí khai thông kinh lạc và các huyệt đạo tạo ra các chuyển động trên. Các trạng thái này sớm mất đi và sẽ xuất hiện cảm giác khác như khí từ luân xa 2 chạy rần rần trong cột sống lên thẳng luân xa 5, hoặc cơ thể phát ra hơi nóng như lửa và gom lại to bằng quả bưởi chạy lên – xuống, ra – vào đầu, ngực, bụng, tay và chân, hoặc cảm giác trên cột sống lưng khí đang nổi u, nổi cục như sỏi đá, lúc này hành giả tập trung tư tưởng điều khí sẽ thấy bắp thịt đặc biệt nổi lên và chạy lên xuống cuồn cuộn hai bên sống lưng, v.v…

Nếu hành giả luyện tập cơ thể yên lặng và tịnh tâm thật lâu ở trong tư thế đứng, ngồi hoặc nằm thì luân xa 2 sẽ khai mở cao hơn, lúc đó mọi cảm giác và những hiện tượng như trên không còn nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thoát như đang bay lên, bệnh đau đã tan biến, khí sắc tươi sáng, công lực rất mạnh mẽ, mọi hoạt động nhanh lẹ và không mệt mỏi, những giấc mộng rất linh ứng với đời thường. Luân xa 2 khai mở càng cao giúp não bộ tư duy nhạy bén, phát huy khả năng sáng tạo trong công việc, làm việc đạt hiệu quả cao. Những người tài trí cao và thành đạt sớm hầu hết do tác động của luân xa 2.

Luân xa 3: Có 10 vòng quay, phát ra màu đen bóng loáng, óng ánh bao bọc thân thể, là vòng hào quang thứ ba. Nó có chức năng quản lý điều hành thận, bàng quang, tinh tủy, các chất dịch và máu, nửa thân dưới bên phải, vùng hông bên phải, xương và khớp.

Luân xa 3 chi phối cảm xúc cá nhân liên quan đến những nhận biết sơ bộ về thế giới tâm linh. Những người bẩm sinh có luân xa 3 khai mở cao thì cơ thể miễn dịch hoàn toàn, không hề có bệnh, tuổi thọ rất cao, rất năng động, sức khỏe dẻo dai và minh mẫn. Nếu luân xa 3 của thai nhi hoạt động không bình thường thì bị dị tật bẩm sinh, vì luân xa 1 và 2 đều là thổ, luân xa 3 là nước và cùng ngôi tinh, việc phối hợp ba luân xa này giống như kết hợp đất và nước để tạo ra một tác phẩm gốm, mà thiếu nước thì sản phẩm kém chất lượng. Người có luân xa 3 hoạt động quá suy yếu cơ thể dễ bị bệnh, mắc các chứng nan y, thai sản trục trặc hoặc vô sinh. Luân xa 3 hoạt động không bình thường thì người có tính bạo dâm hay tham dâm dục. Người luyện tập mở luân xa 3 tốt có sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, khi ngủ hay mơ thấy tắm biển, đi thuyền, đi hay ngồi trên mặt nước, bay qua sông lớn hoặc biển cả… Người tu luyện luân xa 3 khai mở hoàn hảo thì chứng pháp Túc mạng thông: biết chuyện các đời trước của mình, biết luôn cả đời nầy và những đời sau.

Trong tám bậc đến siêu thức, luân xa 3 mang tên “Hỏa khí”, vì nơi này có hơi cực nóng phát ra. Nhưng hơi nóng không phát ra ngay từ luân xa 3 mà nó phát ra từ vùng đối chiếu là hạ Đan điền. Hành giả thường thực hành pháp “Ý thủ Đan điền” sẽ thấy hạ Đan điền phát ra hơi nóng, tỏa ra khắp lục phủ, ngũ tạng, làm thân thể càng thuần khiết và tỏa ra mùi hương rất lạ.

Xưa kia có các bậc đại thiền sư chuyên trì giới hạnh thanh tịnh, tu luyện theo pháp Ý thủ Đan điền… khi nhân duyên đầy đủ đến lúc viên tịch thân xác trở thành “thân kim cương bất hoại”. Trải qua thời gian rất dài mà xác thân vẫn còn nguyên vẹn không bị hư hoại. Môn khí công Kim Cang Thiền giải thích hiện tượng này do luân xa 8 thuộc Chấn là điện sấm chớp, vùng đối chiếu của luân xa 3 tại hạ Đan điền thuộc Khảm là nước, khi dùng ý dẫn khí từ luân xa 8 quán chiếu xuống hạ Đan điền, giống như đem nguồn điện cực mạnh đặt vào trong thùng nước, làm nước sôi và bốc hơi nóng lên. Người luyện tập cảm giác sức nóng đó rất mãnh liệt, lan ra khắp cơ thể như đang thiêu đốt ruột gan. Tập được như thế là thành công rất cao, lúc này cần bình tĩnh tìm cách tự hóa giải sức nóng thành quyền năng siêu phàm, nếu không thì đầu óc sẽ quay cuồng, tinh thần hỗn loạn, tẩu hỏa nhập ma. Còn các đại thiền sư xưa kia quyết tâm luyện tập cứ để sức nóng mãnh liệt đó bốc cao đến phút cuối cùng, khiến cho cơ thể bốc hơi rất nhanh, máu huyết, chất dịch và các lớp mỡ bị khô kiệt, thậm chí nung chín cả cơ thể. Điều rất đặc biệt chỉ có ở người tu luyện pháp này khi đến lúc viên tịch thì xác thân tỏa ra mùi hương thơm chưa từng thấy mà thân xác vẫn còn nguyên vẹn trong trạng thái khô cứng, không thể bị tan rã. Tại thời điểm viên tịch các thiền sư không thể truyền lại kinh nghiệm của mình cho người sau biết được (xem bài “Hỏa luân châu” ở phần cao cấp để biết thêm cách luyện tập pháp này).

Lưu ý: Khi luân xa 2 khai mở cao có hơi nóng như cục lửa và chạy lên – xuống, ra – vào khắp cơ thể, còn luân xa 3 khai mở cao có sức nóng như hơi nước nóng và chỉ bốc lên từ hạ Đan điền.

Luân xa 4: Có 12 vòng quay, phát ra ánh sáng màu đỏ bao bọc thân thể là vòng hào quang thứ tư. Nó có chức năng quản lý điều hành tim mạch, tâm bào, ruột non, lưỡi, vùng giữa ngực, bụng trên, cột sống lưng từ huyệt Thần đạo xuống đến huyệt Hội âm, hai mông và cả hai chân.

Luân xa 4 là trung tâm tình cảm của con người, những người bẩm sinh có luân xa 4 khai mở cao thì từ bé đã có tính hay đa cảm, trọng lễ nghĩa, thủy chung, có lòng hiếu kính, từ bi bác ái với đồng loại và muôn loài. Nếu người có luân xa 4 hoạt động không bình thường thì thể xác và tinh thần không ổn định, rối loạn cảm xúc. Luân xa 4 khai mở tốt làm người ta thay đổi trong nội tâm, từ bản tính nóng giận, hung dữ, ích kỷ, độc ác hóa ra tính hòa thuận, hiền lương, nhân đức, từ kẻ lười nhác, kiêu ngạo, thành người thích lắng nghe, học hỏi, trong giấc ngủ hay mơ thấy ca, múa và lễ hội, v.v… Đặc biệt, khi luân xa 4 khai mở cao có cảm giác niềm vui vô hạn trong lòng, mà không phải vì lý do hoặc tác động nào từ bên ngoài. Tu luyện luân xa 4 khai mở hoàn hảo liền chứng pháp Tha tâm thông: đoán biết trong tâm người khác, gần sông biết tính cá, gần núi hiểu tiếng chim (cận thủy tri ngư tính; cận sơn thức điểu âm).

Trong tám bậc đến siêu thức, luân xa 4 mang tên “Hòa khí”, có ý nghĩa là hành giả luyện tập luôn giữ tâm trong sáng và hoà đồng với mọi người. Người có tính hòa khí thì huệ tâm khai mở, đi đến nơi nào cũng được nhiều người quí mến và cầm thú đều tỏ vẻ muốn gần gũi…

Muốn luân xa 4 khai mở cao phải gạt bỏ tính tham lam, nóng giận, mê muội, ích kỷ, cố chấp, độc ác, thay vào đó là luôn giữ nụ cười nhẹ trên môi, nét mặt với ánh mắt ngời sáng đầy thiện cảm, lời lẽ từ tốn, chan chứa tình thương yêu với chúng sinh và thiên nhiên. Từ đó tâm hồn con người trở nên cao thượng, biết nhẫn nhục, hỷ xả, có lòng từ bi và phát tâm bố thí vô điều kiện. Chính những đức tính cao cả vô biên đó, là chiếc chìa khoá hóa giải đầy quyền năng dùng khai mở luân xa 1 hoàn hảo.

Luân xa 5: Có 16 vòng quay, phát ra ánh sáng màu trắng như sữa bao bọc thân thể, là vòng hào quang thứ năm. Nó có chức năng quản lý điều hành phổi bên trái, cổ gáy bên trái, vùng ngực lưng sườn bên trái, vai và cánh tay bên trái, nửa thân trên bên trái, vú bên trái, ruột già (đại tràng).

Luân xa 5 điều hành khả năng nghe – nói, nghe rõ do thận tốt, nói to tiếng và dài hơi do phế tốt, và xác lập vai trò vị trí của cá thể trong cộng đồng, đại diện cho tính tự tin của người trưởng thành. Những người bẩm sinh có luân xa 5 khai mở cao như được trời phú cho giọng ca truyền cảm, lời nói thuyết phục, năng khiếu hùng biện, tác phong nhạy bén và giỏi lý luận. Luân xa 5 hoạt động không bình thường thì con người nhu nhược, né tránh tiếp xúc vì luôn có mặc cảm tự ti. Luân xa 5 khai mở trung bình thì người có sức khỏe tốt, ăn nói lưu loát, trong giấc ngủ rất ít mơ, hoặc chỉ mơ thấy công việc hay học tập. Khi luân xa 5 khai mở cao thì cơ thể phát ra hào quang. Khi luân xa 5 khai mở cao hơn nữa thì cơ thể hòa hợp với thiên nhiên bệnh đau không đến, cảm giác cơ thể nhẹ nhàng, thanh thản, hơi thở êm dịu giống như đang ngồi trên tòa tháp cao thưởng thức gió thu nhẹ thổi, trong cổ họng luôn có vị ngọt và mát của nước cam lồ, tinh thần sảng khoái, tâm hồn tràn đầy phúc lạc, nên thường muốn truyền đạt hay thuyết giảng những hiểu biết của mình về chân lý, những điều kỳ diệu đã trải nghiệm và ghi nhận trong trạng thái đặc biệt lúc luyện tập đã thành công. Khi luân xa 5 khai mở cao hoàn hảo tâm tính cốt cách siêu phàm thoát tục, có nhiều pháp thần thông và những quyền năng mầu nhiệm sẵn lòng cứu nhân giúp đời… chứng quả vị Thần tiên vào hàng thượng giới.

Trong tám bậc đến siêu thức, luân xa 5 mang tên “Nhu khí”, có ý nghĩa là người luyện tập phải lấy sự nhẫn nhục làm trọng, luôn biểu hiện tính bình tĩnh, chậm rãi, nhẹ nhàng và mềm mại. Việc tập luyện luân xa 5 khai mở cao là một trở ngại lớn hơn đối với ai còn tính tham lam, nóng giận, ích kỷ và cố chấp… vì nó đòi hỏi người ta sự kiềm chế khi gặp mọi điều xảy ra với mình. Đặc biệt khi luân xa 5 khai mở cao, họ phải đối diện với các chuyện xảy ra như có người bôi xấu danh tiếng, bày trò so tài cao thấp, hay bị kẻ tiểu nhân gây ra chuyện thị phi, đặt điều gian xảo làm mất danh phẩm, v.v… Hãy xem đó là những thử thách mà người tu luyện cần bỏ qua để gặt hái kết quả tốt đẹp hơn.

Người tu luyện luân xa 5 cần tập sao cho hơi thở thật chậm, thật nhẹ và thật đều. Nếu đặt sợi tóc trước lỗ mũi và hít thở mà không lay động thì mới thành công. Khi đó chỉ còn cảm nhận sự tĩnh lặng đến mức tuyệt đối, đó cũng là lúc tinh – khí – thần trong cơ thể hoà nhập cùng với khí vũ trụ bên ngoài gọi là “thiên nhân hợp nhất khí”, cơ thể lúc này như ngôi nhà trống tạo điều kiện cho năng lượng giao hòa nên thích nghi với mọi hoàn cảnh khắc nghiệt về thời tiết và môi trường, làm tăng khả năng linh cảm đến mức khi nghĩ đến người thân sẽ biết hiện giờ họ gặp phải điều gì, lành hay dữ hoặc người hiện ở kề bên mình đang mắc chứng bệnh gì, đau nhức tại đâu, từ đó nói ra lời chẩn đoán bệnh rất chính xác.

Luân xa 6: Có 800 vòng quay, phát ra ánh sáng màu trắng trong như Pha lê bao bọc thân thể, là vòng hào quang thứ sáu. Nó có chức năng quản lý điều hành sự tập trung ý thức, vùng đại – tiểu não, hai bán cầu não trái – phải, hai mắt, vỏ não, răng – hàm – mặt, tai – mũi – họng, các xoang, cổ gáy bên phải, phổi bên phải, vùng ngực lưng sườn bên phải, vai và cánh tay bên phải, nửa thân trên bên phải, vú bên phải, da, tóc, râu và lông.

Luân xa 6 là trung tâm đại diện cho ý chí và hiểu biết của con người bằng hình ảnh về thực tại và về vũ trụ. Những người bẩm sinh có luân xa 6 khai mở cao thì chỉ số thông minh cao, từ nhỏ đã khôn khéo, ý tứ, ứng xử nhanh và rất hay, hoặc là thần đồng, thiên tài, có những trẻ em từ 3 – 12 tuổi xuất hiện khả năng thần giao cách cảm (đồng tử hay linh đồng), khi những đứa trẻ này có tính tham lam, tranh đua hay bộ phận sinh dục phát triển sớm thì khả năng linh ứng kém dần hoặc không còn nữa. Khi Luân xa 6 khai mở trung bình thì người có thị lực tốt, thính giác cao, lúc ngủ hay mơ bay lên không trung, đứng trên mây, thấy màu sắc cầu vòng, chư Phật, Bồ tát, thần tiên hoặc các vong linh… Luân xa 6 khai mở cao người ta có trực giác rất tốt, có nhiều sáng tạo mới lạ, có đầu óc thẩm mỹ và năng động, kết hợp thành công giữa ý chí và hành động thực tiễn. Khi luân xa 6 khai mở cao hơn nữa thì có huệ nhãn, khả năng khám phá sự bí ẩn, có năng lực thu hút tinh thần người khác, đặc biệt có khả năng nghe và nói được tiếng lạ (tiếng âm), chuyển những thông tin cần thiết của người cõi âm đến người cõi dương. Người có luân xa 6 khai mở hoàn hảo chứng pháp Thần túc thông: phép đi khắp nơi trong nháy mắt, có phép biến hóa thần kỳ muốn như thế nào tùy ý.

Người to cao khỏe mạnh nhưng luân xa 6 hoạt động không bình thường thì làm việc kém hiệu quả do suy nghĩ và hành động lộn xộn, rời rạc, ham thích điều dị đoan. Nếu cả hai luân xa 6 và 8 hoạt động quá kém thì người dễ mắc bệnh tâm thần, có người bị rất nặng, nếu có phước duyên gặp được thầy giỏi, thuốc hay, các điển linh cứu nhân độ thế, thì may ra nghiệp chướng sẽ được hóa giải. Nếu người có luân xa 6 và 4 hoạt động không bình thường thì tâm trí mê muội, cuồng tín và hay sợ ma quỉ. Người ta sợ ma quỉ vì không hiểu thấu ý nghĩa cuộc sống tâm linh của thế giới vô hình, nên bản thân phải đi cầu thần linh phù hộ hay tìm các vật linh để trấn giữ cho. Điều này rất dễ nhận biết, như giữa trời nắng gắt mà có người mặc nhiều áo ấm và trùm kín cả người bằng chăn bông hay áo đi mưa, là vì người ấy sợ gió lạnh nhập vào cơ thể, cũng như người sợ ma quỉ thì bản thân có đeo mang và cửa nhà có treo dán bùa phép… Trong thế giới vô hình có các vong linh tốt và có vong linh xấu. Nếu mỗi cá nhân trong gia đình hiểu biết lẽ phải, làm việc phúc thiện, giữ đạo đức trong sáng thì sẽ có các vong linh tốt thường đến phò trợ chúng ta, vì vậy gia đình của chúng ta không lo ngại có ma quỷ đến phá hại. Ngược lại, người vô đạo đức, bất hiếu, vô lương, vô phép, vô lễ nghĩa, ngang tàng, hổn láo, quậy phá láng giềng, gây náo loạn xã hội… thì có dùng bùa phép dán kín các cửa hoặc chất đầy cả nhà cũng vô ích. Có nhiều điều cần làm để kêu gọi sự phò trợ của các vong linh thiện lương trong cõi âm, thường ngày ngoài việc giữ nghi lễ đối với cao huyền, ông bà, cha mẹ, mỗi khi ăn uống chúng ta nên “thành tâm” kính mời các phần âm cùng dùng cơm, uống nước, hoặc ăn bánh, trái cây. v.v… Sau một thời gian việc làm này trở nên có ý thức từ nội tâm tạo ra sự liên thông tâm linh giữa hai cõi Âm – Dương. Đạo sĩ Kim Kang Ta nói: Hãy sống hoà hợp và đối xử với người cõi âm như tình nghĩa láng giềng, rất thân thiện cho linh hồn của họ luôn được ấm áp và dễ dàng cảm thông khi ta cần đến sự cứu giúp… điều đó còn có thể giúp cho luân xa 6 của ta khai mở tốt hơn và đặc biệt nhanh hơn.

Trong tám bậc đến siêu thức, luân xa 6 mang tên “Ty khí”, biểu hiện đức tính kiên nhẫn, bền bỉ, tĩnh lặng, sáng trong và sâu sắc. Luyện tập Ty khí là luyện hơi thở thật nhỏ, thật dài và mềm mại như sợi tơ. Người xưa gọi Ty khí là “kim quang tuyến”, có sắc màu vàng óng ánh sáng chói. Đây cũng là sợi dây liên lạc tâm linh giữa thế giới hữu hình và vô hình. Đạo sĩ Kim Kang Ta cho biết:

Ánh chiều thoi thóp thở

Cội thông già đơn côi

Hồn ngao du tiên cảnh

Chỉ vàng tiếp nối bước

Xác ngồi đây đợi chờ

Tâm mang về hương lạ

Giúp mọi người an vui…

Đại ý, khi hơi thở người luyện công rất nhẹ nhàng như ánh chiều gần tắt hay tưởng chừng như không thở, nhưng thân thể lại như gốc thông già to khỏe ngồi một mình rất vững chắc, tất cả hoàn toàn vắng lặng không còn một sự vướng bận nào, lúc này phần hồn sẽ xuất ra khỏi xác thân đi ngao du nơi tiên cảnh. Phía sau đã có sợi chỉ vàng còn gọi là kim quang tuyến kết nối giữa thân xác và linh hồn, nên dù linh hồn có đi xa và lâu đến bao nhiêu nữa thì cứ theo dây chỉ vàng mà quay về với xác thân, nếu xác thân chưa bị hư hoại. Cũng như khi ta ngủ, nằm chiêm bao, là phần hồn xuất ra khỏi thể xác đi đó đi đây nhưng vẫn luôn luôn nối với thể xác bằng sợi dây này. Khi có tiếng động mạnh, thể xác cảm nhận được, liền dùng sợi dây này kéo hồn trở về nhập vào xác và liền đó ta giựt mình thức dậy. Các vị đạo sĩ thường hay nhập thất hoặc vào núi rừng tìm nơi thật vắng vẻ luyện công để bảo vệ sợi chỉ vàng không bị đứt do sốc đột ngột bởi người khác gây ra. Người tu luyện Ty khí thành công, năng lực tâm linh như một thần dược có hương thơm diệu kỳ giúp mọi người được khỏe mạnh, tâm trí yên vui, thoát khỏi mê lầm.

Luyện tập Ty khí kết hợp tập trung tư tưởng cao độ vào huyệt ngạch trung là vùng đối chiếu của luân xa 6 tác động lên tuyến yên và tuyến tùng quả, giúp cơ thể dồi dào năng lượng tinh khiết, tâm linh thăng hoa đến đỉnh điểm, có những khả năng siêu phàm, trí não minh mẫn, nghe rõ, mắt sáng và tạo điều kiện khai mở huệ nhãn, làm não nhận biết những linh ảnh khác nhau cũng gần giống như việc nhìn thấy bằng mắt thường.

Luân xa 7: Có 1.000 vòng quay, phát ra ánh sáng màu lục sáng bao bọc thân thể, là vòng hào quang thứ bảy. Nó có chức năng quản lý điều hành và quyết định xử lý mọi tín hiệu về hệ thần kinh, đầu não, cột sống cổ và lưng, tay chân, các bộ phận cơ thể, các cơ quan tạng phủ, v.v…

Luân xa 7 là trung tâm tri giác và hiểu biết, nó là nơi hợp nhất giữa vật chất và tâm linh. Những người bẩm sinh có luân xa 7 khai mở cao là người có năng lực tâm linh, ít nói và thích lắng nghe, tính tình trầm lắng, gan dạ, là nhà lãnh đạo tài giỏi, dễ thu phục nhân tâm. Một người có luân xa 7 kém hoạt động thì không chỉ thiếu năng lượng điều hành cơ thể mà khả năng liên kết trong con người về thể chất lẫn tinh thần và tâm linh cũng không có. Đêm ngủ hay mộng du hoặc có nhiều giấc mơ kỳ quái, khi tỉnh dậy thì trong đầu không còn nhớ một điều gì. Những người luân xa 7 hoạt động không bình thường thì rất say mê đồng bóng bỏ hết việc nhà cửa, hoặc giả danh đồng cốt cầu thần nhập xác để mê hoặc người khác, hoặc sử dụng năng lực tâm linh (phù chú) sai đạo đức, v.v… Đó là những việc làm của người không hiểu biết đạo lý, không nhìn thấy chính mình. Đạo sĩ Kim Kang Ta nói: “Người không biết mình là ai hay làm những điều bất chánh mà cho là đúng, là cao siêu, thường bày ra những điều gian dối lừa gạt mọi người mà lại cho mình làm việc phúc thiện, có công giúp đời…”

Trong tám bậc đến siêu thức, luân xa 7 có tên “Thanh khí” đặc trưng cho sự dẫn truyền âm thanh hay sóng có mang thông tin. Luyện tập khi luân xa 7 bắt đầu khai mở cao cảm giác đầu, cổ gáy nặng nề rất khó chịu, hoặc đỉnh đầu như đang chẻ ra như hình chữ V, hoặc cảm giác trên đầu mát lạnh, hoặc có nhiều hơi bốc lên như khói tỏa, như cuộn tơ, như hình lốc xoáy… Khi luân xa 7 khai mở cao hơn nữa có nhiều lúc trong đầu nghe tiếng mưa, tiếng nhạc, tiếng chuông, tiếng trống, tiếng gió rít, gió giông hay tiếng nổ thật to như tiếng sấm và âm vang kéo dài ngang trời. Tiếp tục luyện tập, khi luân xa 7 khai mở hoàn hảo thì trên đỉnh đầu có khối u cao (nhục kế), hoặc chứng pháp Thiên nhĩ thông: nghe mọi tiếng nói khắp nơi, như Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là người đã sở đắc tối thượng, Ngài nghe rõ tất cả ý niệm của mọi loài chúng sinh ở những cõi giới khác nhau trong vũ trụ.

Nếu giữ tâm ý tĩnh lặng tuyệt đối – dù chỉ trong giây phút thì luân xa 7 khai mở cao tác động tới thính lực của hành giả, tai nghe rất rõ những âm thanh cực nhỏ phát ra từ nơi rất xa. Khi đó hành giả có thể dùng pháp Truyền âm nhập mật để trao đổi thông tin cho nhau những bí pháp mà người khác không thể nghe được, và còn nghe rõ lời thầm khấn vái, cầu xin của người khác, tiếng kêu la của các loài ác quỷ, cả những vong hồn đang khóc than hay oán trách. Khi hành giả ngủ hoặc thiền tịnh thường được nghe các chân sư dạy đạo, các bậc tiên thánh truyền trao cho những bí pháp hay chỉ dẫn vài phương thuốc “thần” để cứu dân, giúp đời. Thực sự đó không phải sóng âm từ bên ngoài và nghe được bằng tai thường, mà là diệu âm từ vô thức sâu thẳm truyền đến qua hệ thần kinh của não vừa được kích hoạt. Cổ nhân xưa kia chưa có đủ điều kiện nghiên cứu nên cho đó là lời chỉ dẫn, truyền dạy của tiên thánh.

Luân xa 8: Có 02 vòng quay, phát ra ánh sáng màu ngọc lam bao bọc thân thể, là vòng hào quang thứ tám. Nó có chức năng quản lý về tư duy, sáng tạo, và điều hành tiêu hoá, huyết mạch, thị giác… Nếu luân xa 8 hoạt động không bình thường thì các cơ quan nói trên bị bệnh rất lâu dài.

Luân xa 8 là trung tâm cảm nhận sự liên kết của con người với vũ trụ bằng ánh sáng tràn ngập, nó cùng với luân xa 4 chuyển hóa tình yêu thương vô điều kiện thành lòng từ bi, bác ái. Những người bẩm sinh có luân xa 8 khai mở cao sẽ trở thành nhà hiền triết, các triết gia có tài, nhà lãnh đạo tôn giáo hoặc nhà chiêm tinh xuất sắc. Người bị yếu luân xa 8 thì ý chí không vững, khả năng lao động bị suy giảm do tính nhút nhát và tinh thần không tập trung, đêm ngủ hay bị giật mình hoặc nói mê liên tục. Luân xa 8 hoạt động không bình thường làm cho con người thiếu đức tin, nhìn không sâu xa, không lắng nghe sự thật, nếu luân xa 8 và 4 cùng hoạt động thấp kém thì người đam mê vật chất, có túi tham không đáy, là kẻ “buôn thần bán thánh”, độc ác, dã man…

Trong tám bậc đến siêu thức, luân xa 8 có tên “Sắc khí”, đặc trưng cho việc dẫn truyền màu sắc, hình ảnh và cảnh vật. Luân xa 8 là nơi cõi tịnh cao nhất nên khi khai mở cao không có hiện tượng và hình ảnh xuất hiện nhiều như các luân xa khác. Luân xa 8 khai mở cao ta có cảm giác trước trán trống rỗng, ta cũng thấy được màu sắc của các luân xa đang quay hoặc mây ngũ sắc sáng chói. Người luyện tập luân xa 8 khai mở cao có thể nói người đó như được sinh ra lần thứ hai với thể chất và trí tuệ cao hơn hẳn con người cũ trước kia. Khi luân xa 8 khai mở hoàn hảo, đặc biệt nơi huyệt ấn đường có mọc sợi lông màu trắng bạc rất nhỏ, mềm, dài và xoắn tròn lại như cái nút áo và chiếu ra năm màu sắc rất sáng chói, thật lạ kỳ, và chứng pháp Thiên nhãn thông: thấy rõ mọi vật trong vũ trụ.

Người tu luyện Sắc khí sẽ khai mở thần nhãn, mỗi trường phái có phương pháp luyện tập khác nhau như nhìn vào một điểm, mặt trời buổi sáng, ngọn hương (nhang) đang cháy, mặt trăng, ngôi sao, bông hoa đẹp, mây bay hay nước trôi lững lờ. Thần nhãn và Miêu công có phần giống nhau trong cách luyện tập nhưng công dụng thì khác nhau. Miêu công thuộc về võ thuật, là mắt kẻ sát thủ, khiến đối phương rối loạn tinh thần tự vệ, mất hết dũng khí chiến đấu. Còn thần nhãn thuộc về y thuật, là luyện mắt để chữa bệnh, giúp người hạnh phúc. Người có thần nhãn thì có khả năng điều khiển sóng não của người khác làm thay đổi tư tưởng của họ, khiến kẻ ác phải nhận tội và thay đổi tính xấu, họ có thể làm hàng phục các thú dữ, có khả năng chữa bệnh bằng thôi miên, nhãn phù đạo, quang phổ, v.v… Một số người cho rằng thần nhãn là của phương Tây và miêu công là của phương Đông. Sở dĩ có sự phân biệt như vậy là do tư tưởng phát lệnh khác nhau tùy thuộc vào từng mục đích ứng dụng khác nhau, còn về bản chất thì chúng chỉ là một.

Cũng cần hiểu rõ, những người có huệ nhãn (mắt thứ ba) do luyện tập luân xa 6 khai mở cao hoặc có các chân linh, phần hồn nhập xác. Nhà ngoại cảm dùng huệ nhãn từ luân xa 6 để tìm thấy những điều muốn biết bằng cách nhắm mắt hoặc ít nhất cũng phải qua một lần chớp mắt. Nhà thôi miên khi dùng thần nhãn từ luân xa 8 thì phải mở mắt, thậm chí mắt mở rất to. Người có thiên nhãn thông là do luân xa 8 khai mở hoàn hảo. Những bậc tu hành chân chính khi tám luân xa đều khai mở hoàn hảo thì chứng pháp Lậu tận thông: trong sạch hoàn toàn, nhà đạo dứt bỏ hết các tríu mến, chấp trước, không còn chấp pháp, không còn chấp ngã.

Người mới luyện tập nên nhớ các luân xa của mình hoạt động vẫn chưa hoàn hảo, nếu cảm giác thấy hiện tượng lạ thoáng xuất hiện hoặc thấy trong giấc mơ cũng đừng đem ra phô trương, khoe khoang với người thân, bạn bè chung quanh, nếu không cái “tôi” trỗi dậy mạnh mẽ làm tính ngạo mạn bùng phát thiêu đốt mọi thành quả ban đầu, hãy như mũi tên đã bay đúng hướng rồi thì phải tiếp tục đến đích một mình mà không thể tìm bạn để nói chuyện. Khi nhân duyên đầy đủ thì tám luân xa đạt chuẩn về tốc độ và mầu sắc, hành giả sẽ trở thành một người mới cả về thân xác lẫn tâm thức, phẩm chất cuộc sống vượt lên ở một cấp độ cao hơn trong một không gian mới mà chỉ có thể trải nghiệm qua cảm nhận chứ không thể mô tả bằng lời. Đó là hành trình nội tâm để ngộ ra chính mình và có được mọi thông thái, đó cũng là bước đường tâm linh vượt qua mọi giới hạn của thể xác và tâm trí nhị nguyên để trở về bản tính nguyên thủy của mình. Huyền năng phi phàm thu được lúc này chỉ có ý nghĩa như một dấu ấn tự nhiên trong tu luyện, và các bậc chân sư xem huyền năng là một phương tiện chứ không phải đấy là mục đích cuối cùng.