Những Viên Đá Ica

Không nghi ngờ gì một trong những bí ẩn lớn nhất khác trong ngành khảo cổ học xoay quanh bộ sưu tập 15.000 hiện vật được tìm thấy ở Peru năm 1960. Tương tự như những đường thẳng Nazca, tôi đang nói đến bộ sưu tập những kí tượng được khắc họa trên đá, tổng cộng chúng đã tạo thành một bộ sưu tập “thư viện đá” mà ngày nay được biết đến như những viên đá Ica. Những khung cảnh lạ thường được miêu tả bằng các chạm khắc chi tiết trên những viên đá trông có như đã có từ thời tiền-Columbia và chỉ lượng số đá ấy thôi cũng là một điều đáng kinh ngạc. Nhưng còn có một câu chuyện khá hấp dẫn xoay quanh những viên đá bí ẩn này.

Những viên đá được một người nông dân địa phương tìm thấy trong một cái hang tại một nơi được gọi là Ica, cách Lima khoảng 300km. Người nông dân này xác nhận là ông đã tìm thấy những hòn đá được chất chồng ở nhiều hang khác nhau, và những hẽm hóc trong khu vực. Một số viên đá nằm rải rác trên mặt đất và cả dưới mặt đất. Lúc đầu ông chỉ lấy một vài túi đá, nhưng sau đó đã trở lại để lấy thêm hàng ngàn viên đá khác nữa và trong khoảng một thời gian cuộc sống của ông được cải thiện rõ rệt nhờ vào việc bán những viên đá cho du khách ở gian hàng triển lãm.

Thời gian đó tiếng tăm của người nông dân bắt đầu được đồn thổi lên trong vùng và tin tức về việc này đã bắt đầu lan truyền tới tai của các cộng đồng khảo cổ. Nhiều chuyên gia đã bắt đầu đi xuống khu vực để nghiên cứu giá trị của những viên đá. Một cách tự nhiên, sự hiếu kỳ nhanh chóng gây chú ý đến chính phủ Peru. Họ e rằng Peru sẽ trở thành một Ai Cập thứ hai và sớm bị tàn phá bởi những tên đào bới, cướp bóc. Ngay lập tức họ ra lệnh bắt giữ người nông dân để tiến hành điều tra vụ việc.

Những gì họ đã nói với người nông dân lúc thẩm tra thật sự không ai biết. Nhưng ngay sau khi ông được thả ra ông đã tự tay viết rằng toàn bộ sưu tập đá là một trò lừa đảo, rằng ông đã tự tay khắc hình lên đá để đánh lừa du khách để kiếm tiền, không lường trước được sự việc sẽ đi quá xa.

Nhưng câu chuyện không phải chỉ có bấy nhiêu.

Vào năm 1966 một nhà vật lý học của thành phố, tiến sĩ Javier Cabrera nhận được một viên đá như một món quà sinh nhật từ một người dân địa phương. Trước đó ông đã biết đến câu chuyện lạ thường này, ông để ý rằng không những nó thật sự trông y như một viên đá cổ, nhưng điều thật sự làm ông thích thú là sự kiện hòn đá đã khắc họa chính xác một loại cá tuyệt chủng thời tiền sử. Người nông dân bị nghi ngờ hoàn toàn không được dạy dỗ thậm chí là ông không hề biết đọc. Quả thật, đây là một câu đố với vị tiến sĩ, làm sao mà một người nông dân có thể có đầy đủ một kiến thức về bản thể học để có thể vẽ ra một cách chính xác các kết cấu đúng để chạm trổ một loại sinh vật biển tuyệt chủng?

Thú vị hơn nữa, Tiến Sĩ Cabrera đã đến gặp người nông dân và nhanh chóng trở thành người mua hàng chính những viên đá khắc, có vẻ như người nông dân hầu như có được một nguồn cung cấp vô tận. Tiến sĩ bắt đầu lập ra một thư viện đá được sắp xếp theo từng chủ đề, bao gồm: các chủng tộc loài người, động vật cổ xưa, những lục địa đã mất, thảm họa toàn cầu. Tiến sĩ đã nhiều lần đặt câu hỏi với người nông dân về nguồn gốc của những viên đá, nhưng ông sợ bị bắt và tống giam suốt đời. Ông vẫn giữ thái độ tránh né và khăng khăng khẳng định rằng chính ông là người đã khắc lên những viên đá đó. (Cần phải hiểu rằng việc di dời và buôn bán cổ vật mang một hình phạt nặng nề theo luật pháp quốc tế, một sự kiện có thể giải thích việc người nông dân đột ngột thay đổi thái độ khi ông bị bắt).

Càng ngày người nông dân càng sản xuất đá nhiều hơn để bán, sau khi mua hàng ngàn viên đá ấy, Tiến Sĩ cảm thấy như mình trở thành con mồi và bắt đầu nghĩ rằng biết đâu được người nông dân đã tự tạo ra những viên đá đó. Ông bắt đầu thúc ép người nông dân nói ra phương pháp ông dùng để khắc đá, nhưng ông vẫn tiếp tục lảng tránh và từ chối thảo luận về cách thức khắc đá.

Sau một thời gian vị tiến sĩ lập luận rằng một cách hợp lý, với số lượng đá nhiều như vậy trong bộ sưu tập, nếu người nông dân thật sự đã khắc chúng thì anh ta đã phải khắc viên đầu tiên lúc anh ta được 2 tuổi và tiếp tục khắc mỗi ngày cho đến khi anh ta hơn 40 tuổi để sản xuất ra toàn bộ số lượng đá. Không cần phải suy luận nhiều khi hiển nhiên đó là điều không thể xảy ra. Vì thế Tiến Sĩ Cabrera đã quyết chí tìm cho ra câu trả lời về những viên đá Ica dựa trên nghiên cứu về những nét vẽ trên đá.

Những viên đá khắc có đủ loại kích cỡ: Một số thì vừa với lòng bàn tay, số khác thì lớn bằng kích cỡ của một con chó loại trung và phần còn lại nằm trong khoảng giữa hai loại trên. Mỗi một viên đá khắc một hình ảnh trên mặt đá bằng những đường liên tiếp, chúng không phải là những đường nét được cắt đi cắt lại nhiều lần. Theo địa chất học, những viên đá này là một dạng đá andesit (andesite), một loại đá núi rất cứng, có đủ loại màu sắc, từ xám ngả sang đen, và rất khó cho việc khắc bằng dụng cụ cầm tay. (Andesit xuất hiện từ nhiều dạng – than đá cũng là một dáng andesit).

Đáng chú ý là những đường khắc để lộ ra một lớp màu khác với bề mặt phủ bóng (patina) bên ngoài mặt đá và những đường rãnh được khắc cũng để lộ những dấu hiệu của một lớp phủ bóng, cho thấy những vết khắc này đã được tạo ra cách đấy rất lâu. Tuy nhiên vết phủ bóng cũng có thể là giả mạo, vì vậy một trong những viên đá ấy được gởi đến phòng thí nghiệm ở Đức để kiểm tra. Ở đó họ sẽ xác minh được cả lớp phủ bóng bề mặt lẫn các đường rãnh có vẻ như đã được khắc lên từ rất xa xưa.

Để giải thích ngắn gọn về ngày tuổi của viên đá khắc: Niên định phóng xạ carbon (Radiocarbon dating), thông thường cách này chỉ sử dụng cho đồ gốm hay tượng đất sét, không thể sử dụng trên đá. Bởi vì đá không chứa chất hữu cơ, tuy nhiên bề mặt của đá được phủ một lớp véc ni, dầu bóng, nó là kết quả của vi khuẩn và những vi sinh vật nhỏ bé khác bám vào theo thời gian. Đá cổ có một lớp véc ni phủ dày được hiểu như lớp phủ bóng đã đề cập. Một lớp phủ bóng chắc, bền trải qua hàng ngàn năm trở nên đậm màu, mất màu và cuối cùng hình thành nên một lớp phủ rắn chắc trên mỗi viên đá. Việc khắc lên mỗi viên đá thường xóa đi lớp phủ bóng. Tuy nhiên, trên đá Ica thì lớp phủ bóng xuất hiện bên trong mỗi đường rãnh khắc mà cho thấy việc khắc là được làm cách đây rất lâu. Một thời gian tối thiểu để cho lớp véc ni tái tạo trở lại.

Nhiều cảnh tượng được vẽ lên những viên đá Ica đã gây sự kinh ngạc tột bậc . Hầu như là vượt quá sự hiểu biết của người nông dân không có kiến thức ở một ngôi làng nhỏ của người Peru.

Có vài viên đá khắc họa về mã di truyền và sự kéo dài tuổi thọ, một số khác khắc học những đường vân máu được nối lại theo những ống hút (re-absorption tubes). Có một viên đá khắc họa một cảnh phẩu thuật Cesar, gây tê bằng châm cứu. Có nhiều viên đá vẽ rõ ràng những người đang cưỡi khủng long, và loài bò sát bay.

Có những viên đá vẽ người địa phương đang mang vương miện cao và áo choàng dài mang dáng dấp của người Inca trong lúc thực hiện việc chữa bệnh cho bệnh nhân. Một vài bức vẽ việc cấy ghép não bộ và trái tim. Những viên đá khác cho thấy những người đàn ông sử dụng kính thiên văn để xem sao chổi đang rơi. Có một chuỗi 4 viên đá cho thấy 4 bán cầu của trái đất và những nghiên cứu cho thấy tất cả đều chính xác. Trừ ra một cái cho thấy có thêm một lục địa đã từng tồn tại nhưng không còn.

Thật thú vị khi những lục địa đã mất là đề tài thường xuyên được đề cập từ quá nhiều câu chuyện huyền thoại cổ xưa như thế.

Một viên đá khác rất thú vị vẽ ra chính xác hơn những đường thẳng trên đồng bằng Nazca. Thậm chí những đường thẳng chỉ có thể được quan sát từ trên không. Thật khó mà tin rằng có một sự chạm khắc chính xác đến vậy đã được thực hiện bởi một người nông dân trong làng.

Tiến sĩ Cabrera sớm kết luận rằng người nông dân không thể tự chạm khắc tất cả những viên đá kia, đơn giản là ông ta không có thời gian, không có những kỹ năng cần thiết, hay có kiến thức về khoa học và thực vật học bắt buộc để vẽ ra được một viên đá. Sau một thời gian và sau khi mua bán khoảng 11.000 viên đá thì Tiến Sĩ đã bắt đầu được tin cậy hơn từ người bạn nông dân của mình.

Tiến sĩ đã hiểu được rằng người nông dân sẽ được phóng thích khỏi nhà tù chỉ khi ông ta chấp nhận viết một bản thừa nhận có kí tên về việc lừa đảo du khách. Ông ta phải đồng ý nói rằng những viên đá không được tìm thấy từ những ngọn đồi mà là do chính ông ta đã chạm khắc. Hoặc là viết như vậy, hoặc là anh ta sẽ bóc lịch suốt phần đời còn lại vì tội đánh cắp và buôn bán những viên đá cổ.

Tiến sĩ Cabrera tiếp tục nỗ lực nghiên cứu làm sáng tỏ những bản đồ vẽ trên những viên đá, thậm chí còn làm việc với một số nhà địa chất chuyên môn. Vài viên đá khắc trông như bản đồ thế giới, chỉ có điều là với những hình dạng kì lạ. Vài góc độ, và mảng đất trông rất quen thuộc. Nhưng đa phần các lục địa đều mang một hình dạng khó nhận ra. Tuy nhiên sau khi những nhà địa chất nghiên cứu sâu hơn đã xác nhận dựa trên kết quả hiện tại của máy tính, các lục địa được vẽ trên viên đá đích thực là Trái Đất cách đây khoảng 13 triệu năm, trước thời đồ đá. Vài viên đá chính xác vẽ ra những biểu đồ tinh tú thời xa xưa.

Trở lại với những câu hỏi lớn còn để ngỏ, làm thế nào mà bất kì một người không có kiến thức khoa học thời nay biết rằng bầu trời trông như thế nào từ mặt đất, và mặt đất trông như thế nào từ bầu trời cách đây khoảng 13 triệu năm trước, nói chi đến một người nông dân đơn độc không trình độ ở Peru năm 1960?

Vài người nông dân ở địa phương đã mê muội trước những gì các viên đá danh tiếng này có thể mang lại, đã bắt đầu tự chế tác và bán ra những viên đá giả mạo cho những du khách cả tin, vì thế nên những viên đá xuất hiện sau này ở khu vực trở thành một mối khả nghi lớn. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận được về độ thực của những viên đá lúc đầu. Ai là người đã tạo ra chúng có lẽ sẽ luôn là một điều bí ẩn. Nhưng độ chi tiết và chính xác của một bộ sưu tập 15 ngàn viên đá thật sự là một trong những điều bí ẩn nhất và huyền bí lôi cuốn nhất của Nam Mĩ.